Đoạn quảng cáo có ý nghĩa mạnh mẽ nhằm mục đích cho thấy rằng những người mắc hội chứng Down có khả năng kiểm soát được nhiều thứ hơn là người khác tưởng.
Không có gì gây tổn thương hơn khi ai đó dứt khoát cho rằng bạn không biết làm gì cả, mà chỉ là “thứ ăn hại.” Thông thường, điều này xảy ra vì những lý do như giới tính hoặc tuổi tác. Có người thường cho rằng một phụ nữ nhỏ nhắn sẽ không biết sửa xe, không thể nâng vật nặng, một đứa trẻ không thể nào đọc trôi chảy cuốn sách cao hơn trình độcủa bé.
Những giả định này không chỉ vô tình làm người khác buồn, mà còn là sự phân biệt giới tính, tuổi tác và đặc biệt sai trái hơn với những người chậm phát triển về thể chất hoặc tư duy.
Một quảng cáo do CoorDown thực hiện nhân Ngày Hội Chứng Down Thế Giới (ngày 21 Tháng Ba), dẹp tan những giả định không chính xác được đặt ra cho những người mắc hội chứng này.
Hội chứng Down là một rối loạn di truyền gây bởi việc nhiễm sắc thể 21 bị thừa một phần hoặc toàn bộ. Tên hội chứng được đặt theo John Langdon Down, một thầy thuốc nhận biết và mô tả hội chứng này vào năm 1866. Một số khía cạnh của hội chứng được mô tả trước đó bởi Jean-Étienne Dominique Esquirol vào năm 1838 và Édouard Séguin vào năm 1844.
Nguyên nhân di truyền của hội chứng Down được phát hiện vào năm 1959. Hội chứng này thường gặp nhất trong số các bệnh do rối loạn nhiễm sắc thể mà thai vẫn có thể sống sót. Hiện nay, tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Down trên toàn thế giới là khoảng 1/700, khoảng 8 triệu trẻ em sinh ra mắc hội chứng này.
Những người mắc hội chứng Down thường được điều trị trẻ hơn nhiều so với tuổi thực của họ, ngay cả khi về mặt phát triển, họ gần với độ tuổi số học của mình. Họ thậm chí còn phải đối mặt với những quan niệm sai lầm này khi các bác sĩ đối xử với họ như những đứa trẻ. Đó là lý do tại sao đoạn quảng cáo CoorDown lại có sức ảnh hưởng lớn đến vậy. Nó thách thức những quan niệm sai lầm và thành kiến cố hữu về người bị bệnh Down.
Diễn viên trong quảng cáo là Madison Tevlin, người mắc hội chứng Down, đóng vai chính trong bộ phim hài ‘Champions’ cùng với Woody Harrelson. Đoạn quảng cáo bắt đầu với cảnh Tevlin đang ngồi tại một quán rượu khi giọng lồng tiếng của cô ấy nói, “Này, có lẽ bạn cho rằng tôi không thể uống margarita, nên mới pha cho tôi ly soda đầy màu sắc thế kia, kèm với cái ống hút, đúng không? Ok, tôi sẽ không uống margarita, và cứ cho như là bạn là đúng đi nghen.”
Tevlin trải qua các tình huống khác nhau, chỉ ra những giả định được đưa ra về khả năng của mình. Những bậc cha mẹ không nghĩ con mình mắc hội chứng Down sẽ chuyển ra ngoài sống. Những giáo viên cho rằng học trò bị Down không thể học những tác phẩm văn học phức tạp, với mục đích chính của quảng cáo là ngừng hạn chế những khả năng của những người mắc hội chứng Down bằng cách đưa ra các giả định.
Những người trong video hoan nghênh CoorDown vì lời nhắc nhở rằng những người có năng lực khác nhau có thể làm được mọi việc nếu có cơ hội và được hỗ trợ một cách thích hợp.
Nhiều người xem video cũng chia sẻ những dòng nhận xét đầy tích cực.
Một người viết: “Thật là một thông điệp tuyệt vời! Mọi người đều cần biết điều này. Đừng bỏ qua những tiềm năng của người bệnh Down. Họ sẽ làm bạn ngạc nhiên đó!”
“Hoan hô! Thông điệp thật giàu ý nghĩa và cách truyền tải thật ấn tượng! Tôi không mắc hội chứng Down nhưng tôi bị tự kỷ, vì vậy tôi đã gặp rất nhiều phụ huynh không tin tưởng vào con em mình,” một người khác chia sẻ.
Bệnh Down chưa có biện pháp điều trị, trẻ bị bệnh này phải sống chung với bệnh suốt đời và phải phụ thuộc nhiều vào người khác. Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ vượt bậc của y học, ngày nay hầu hết các vấn đề này đã giải quyết được. Việc chăm sóc sớm và toàn diện người bệnh Down, tạo điều kiện và môi trường sống tốt hơn giúp người bệnh có tuổi thọ tăng đáng kể, một số người mắc bệnh này đã trở thành những người bình thường hoặc gần như bình thường, trở thành nghệ sĩ, họa sĩ, giáo viên, tốt nghiệp đại học, nhà hoạt động xã hội.
Hiện nay, phương pháp dùng tế bào gốc để điều trị cho người bệnh Down đang được nghiên cứu, người được điều trị có những cải thiện đáng kể về tâm thần, vận động, ngôn ngữ, … Tuy nhiên, kết quả điều trị còn cần theo dõi trong thời gian dài trước khi phương pháp này được áp dụng rộng rãi.
(theo Upworthy và nguồn tổng hợp)