Tìm ra giải pháp chữa lành nỗi sợ hãi

(Hình minh họa: Neuvalence/Unsplash)

Một thử nghiệm cho thấy các nhà khoa học vừa phát hiện ra cách điều trị chứng rối loạn sợ hãi, dập tắt nỗi sợ hãi trong não.

Các nhà nghiên cứu người Mỹ cho biết bước đột phá này là bước đệm cho các phương pháp điều trị mới cho những bệnh nhân mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (Post-Traumatic Stress Disorder – viết tắt: PTSD).

Các nhà thử nghiệm phát hiện ra rằng những thay đổi trong não có thể dẫn đến trạng thái sợ hãi tổng quát, khi phản ứng sợ hãi của một người xuất hiện ngay cả khi không có mối đe dọa nào thực sự xảy ra.

Họ nhận thấy dùng thuốc chống trầm cảm 5p fluoxetine thông thường – còn được gọi là Prozac – ngay sau khi nỗi sợ ập đến, giúp tránh được trạng thái sợ hãi này về lâu dài.

Giáo sư Nick Spitzer, thuộc University of California San Diego, cho biết: “Kết quả của chúng tôi cung cấp những hiểu biết quan trọng về các cơ chế liên quan đến việc khái quát hóa nỗi sợ hãi. Lợi ích của việc hiểu rõ các quá trình này ở mức độ chi tiết phân tử, điều gì đang diễn ra và đang diễn ra ở đâu, cho phép một sự can thiệp cụ thể vào cơ chế gây ra các rối loạn liên quan.

Bây giờ, chúng tôi đã nắm được cốt lõi của cơ chế xảy ra nỗi sợ hãi do căng thẳng và mạch thực hiện nỗi sợ này, các biện pháp can thiệp sẽ có mục tiêu và cụ thể hơn.”

Phản ứng sợ hãi của một người xuất hiện ngay cả khi không có mối đe dọa nào thực sự xảy ra. (minh họa: Alexander Krivitskiy/Unsplash)

Phương pháp điều trị bao gồm các liệu pháp tâm sự, như liệu pháp hành vi nhận thức, và sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, như paroxetine hoặc sertraline.

Nghiên cứu mới nhất được công bố trên tạp chí Science xem xét bộ não của chuột để xác định các chất dẫn truyền thần kinh trong não ảnh hưởng như thế nào đến nỗi sợ hãi chung. Họ nhận thấy việc khiến chuột bị căng thẳng khiến các tín hiệu hóa học trong tế bào não thay đổi, tạo ra phản ứng sợ hãi tổng quát.

Các nhà nghiên cứu tìm thấy sự thay đổi tương tự trong tế bào não trong não của những bệnh nhân PTSD đã chết.

Khi chuột được điều trị bằng fluoxetine ngay sau một sự kiện căng thẳng, không có gì thay đổi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết loại thuốc này không có tác dụng sau khi thay đổi xảy ra, đó là lý do tại sao thuốc chống trầm cảm không có tác dụng với tất cả bệnh nhân mắc chứng PTSD.

Họ cho biết những phát hiện này là một khởi đầu đầy hứa hẹn trong quá trình tạo ra các phương pháp điều trị hiệu quả hơn.

Các triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) là gì? Một số hình thức mà những kỷ niệm đau buồn quay lại với một người bị PTSD: Hồi tưởng, Ác mộng, Hình ảnh hoặc cảm giác lặp đi lặp lại và gây đau khổ, Cảm giác về thể chất, chẳng hạn như đau đớn, đổ mồ hôi, cảm thấy như đang bị ốm hoặc run rẩy.

Một số người thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực về những gì mình từng trải qua, liên tục đặt ra những câu hỏi khiến họ không thể chấp nhận được sự việc. Ví dụ như họ thắc mắc tại sao sự việc lại xảy ra như vậy đối với họ và liệu họ cần phải làm gì để ngăn chặn nó, điều này cũng gây ra cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ, theo thông tin từ Dịch Vụ Y Tế Quốc Gia của Anh.

PTSD là một chứng rối loạn lo âu gây ra bởi các sự kiện có tính chất gây căng thẳng, đáng sợ hoặc đau buồn và có thể dẫn đến ác mộng, hồi tưởng và cảm giác bị cô lập. Nó ảnh hưởng đến khoảng 1/10 số người Anh tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ, tương đương khoảng 6.7 triệu người.

Những nguyên nhân phổ biến bao gồm từ tai nạn giao thông nghiêm trọng đến hành hung bạo lực, vấn đề về sức khỏe hoặc vấn đề sinh nở.

(theo The Sun)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: