Trái hồng: Thơm, ngon nhưng coi chừng bị ngộ độc nếu ăn lúc đói

Không nên ăn hồng lúc bụng đói – Minh họa: Jade B./Unsplash

Trái hồng không những thơm, ngon mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai ăn loại quả này cũng tốt, và cần lưu ý kỹ khi ăn kẻo ngộ độc, tắc ruột, thậm chí có nguy cơ tử vong.

Điều quan trọng mà người ta hay khuyên nhau là không nên ăn hồng lúc đói!

Thế thì có nên ăn hồng không?

Chất xơ trong quả hồng chín chứa nhiều gấp hai lần so với các trái cây khác, nó giàu chất chống oxy hóa, nhiều nước, vitamin C, vitamin A, protein và là nguồn cung cấp chất sắt, calcium, magie tuyệt vời cho cơ thể.

Hồng còn đóng vai trò như mỹ phẩm làm đẹp, vì trong thành phần của nó chứa nhiều Vitamin C, A, chất sắt giúp da hồng hào và duy trì thành phần đúng của máu, cải thiện sức khỏe làn da và tóc.

Xem ra, hồng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như vậy, tuy nhiên nếu bạn ăn nhiều hồng, đôi khi sẽ bị phản tác dụng. Và không phải ai cũng nên ăn hồng.

Trái hồng chứa 10.8% carbohydrate mà hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản, nên sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến lượng đường huyết tăng lên.

Minh họa: Mateusz Plinta/Unsplash

Như vậy, quả hồng sẽ vô cùng có hại đối với những bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết.

Đối với những người bị tiêu chảy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy, người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu… cũng không nên ăn quả hồng.

Những người thường xuyên bị táo bón cũng không nên ăn quả hồng. Bởi chất tannin (tannic acid) có trong quả hồng khi gặp và hợp chung với Calcium, Zinc, Magnesium và vài khoáng chất khác, nó sẽ trở thành một hợp chất (compound) mà cơ thể không tiêu hóa được.

Nếu ăn nhiều hồng sẽ tăng thành phần lắng dễ thành hạt to khó thoát ra ngoài, có khả năng kết thành tảng to làm tắc nghẽn tiêu hoá.

Dù không có bệnh, nhưng không nên ăn hồng lúc bụng đói.

Minh họa: Mani Arab/Unsplash

Trong trái hồng có chất tannin gây vị chát và chất pectin, hai chất này có nhiều ở vỏ hồng. Tannin và pectin đều là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột.

Nếu ăn quá nhiều hồng, nhất là vào lúc đói, các chất này cùng với hàm lượng chất xơ có trong quả hồng dưới tác dụng của acid dạ dày tạo thành một hợp chất được gọi là bezoar. Các chất này sẽ vón lại thành từng khối cứng, khó tiêu hóa và có thể gây tắc ruột.

Ngoài ra, những người bị hạ huyết áp, tốt hơn hết là nên tránh ăn hồng. Acid galic và acid tannic có trong trái cây này có thể làm giảm đáng kể mức huyết áp.

Trẻ nhỏ ăn nhiều quả hồng cũng dễ bị táo bón, thậm chí tắc ruột. Những người bình thường nếu ăn quả hồng cũng không nên ăn quá nhiều, cần nhai kỹ và không nên ăn quả hồng lúc đói.

Trong một số rất ít trường hợp có thể bị dị ứng với quả hồng. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ loại phát ban hoặc khó chịu nào sau khi ăn loại quả này, tốt hơn nên gặp bác sĩ và đừng nên ăn.

Ngoài ra, không nên ăn hồng khi uống rượu. Chất tannin trong quả hồng khi đi vào dạ dày gặp rượu sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông, vừa gây khó tiêu lại vừa không thải ra ngoài, để lâu ngày sẽ gây tắc ruột.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: