Trẻ có nhiều anh chị em, sức khỏe tâm thần kém

(Hình minh họa: Josue Michel/Unsplash)

Một nghiên cứu mới cho thấy các em ở lứa tuổi thanh thiếu niên có nhiều anh chị em, thường có sức khỏe tâm thần kém hơn so với bạn đồng trang lứa trong những gia đình ít con.

Nghiên cứu xem xét dữ liệu từ trẻ em trong độ tuổi trung học ở Mỹ và Trung Quốc, để so sánh giữa quy mô gia đình lớn và nhỏ.

Gần 19,000 trẻ có độ tuổi trung bình là 14, được đưa vào phân tích. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng khoảng cách tuổi tác giữa anh chị em càng gần thì sức khỏe tâm thần càng kém.

Các em được hỏi một loạt câu hỏi về sức khỏe tâm thần của mình và kết quả cho thấy ở Trung Quốc, trẻ em không có anh chị em có sức khỏe tâm thần tốt nhất; trẻ em ở Mỹ không có anh chị em hoặc chỉ có một người có sức khỏe tâm thần cũng tốt hơn những trẻ có nhiều anh chị em. Khoảng cách tuổi tác giữa anh chị em gần nhau quá làm sức khỏe tâm thần trở nên kém hơn.

Các tác giả nghiên cứu kết luận: Cha mẹ đông con thường có ít nguồn lực để đối mặt với căng thẳng trong nhà hơn, so với cha mẹ có ít con hơn. Anh chị em ở sát tuổi nhau cạnh tranh nhiều hơn để có được sự quan tâm từ cha mẹ. Ngoài ra, những đứa trẻ được sinh năm một (lơn, nhỏ hơn nhau 1 tuổi) thường có sức khỏe tâm thần kém, những bé ra đời sau đó, nghĩa là nhỏ anh/chị mình vài tuổi, hầu như không có mối liên hệ nào với sức khỏe tâm thần.

Nhà tâm lý học Smriti Joshi cho rằng một lý do cho những phát hiện này có thể là lý thuyết gắn bó, cho thấy quan hệ sớm với những người chăm sóc sẽ hình thành nên sức khỏe tinh thần và cảm xúc. Cô giải thích, anh chị em gần tuổi nhau hay “cành nanh” nhau, do nếu người này được quan tâm hơn, dù một chút, cũng khiến người kia cảm thấy mình bị bỏ rơi, dẫn đến ganh tị.

Trong những gia đình đông con, việc nhận biết và giải quyết các nhu cầu gắn bó của con cái rất quan trọng, nhằm giúp các con thương yêu nhau hơn, nhờ thế giảm được suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.

Trong một gia đình có vài bé xấp xỉ tuổi nhau cũng dễ xảy ra những vấn để gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Các bé thường có nhu cầu không giống nhau, trong khi nguồn lực của cha mẹ thì giới hạn nên không thể quan tâm sâu sát đối với nhu cầu của từng bé. Điều này tạo tâm lý bất an cho những bé cảm thấy mình không được bố mẹ chăm sóc, thương yêu như các anh, chị, em khác, mặc dù không phải như vậy.

(Hình minh họa: Hillshire Farm/Unsplash)

Bên cạnh đó, anh hay chị cách xa tuổi hơn em có thể thay bố mẹ chăm lo cho em nhỏ, làm cho bé nhỏ hơn vẫn nhận được tình yêu thương và chăm sóc từ gia đình.

Vị trí của người con cũng ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần tích cực. Anh, hay chị cả tuy lúc đầu nhận được toàn bộ quan tâm, chăm sóc của bố mẹ, nhưng khi có em, lập tức các em sẽ có tâm lý hoặc cạnh tranh nếu số tuổi quá gần nhau, hoặc tự khoác cho mình trách nhiệm của anh/chị lớn khi em bé nhỏ hơn mình nhiều. Cả hai trường hợp đều tạo áp lực cho người con lớn.

Người con ở giữa thường có tâm lý thấy mình không quan trọng hoặc bị bỏ qua bởi truyền thống “quyền huynh thế phụ,” khi anh chị lớn giữ vai trò quán xuyến thay cho cha mẹ. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ khi lớn lên.

Hiểu biết về những quy luật trên, các bậc cha mẹ có đông con cần quan tâm để tạo ra sức khỏe tâm thần tốt nhất cho mỗi đứa.

Là những sinh vật có mối quan hệ và thông qua những mối quan hệ này, chúng ta học được cách vận hành trong thế giới, quản lý cảm xúc cũng như bày tỏ nhu cầu và mong muốn của mình. Điều đầu tiên và có ảnh hưởng nhất trong số này là mối quan hệ của trẻ với những người chăm sóc ở giai đoạn sớm của cuộc đời, vì bộ não đang phát triển của chúng được hình thành và phát triển theo đúng nghĩa đen để đáp lại sự quan tâm nhận được từ người chăm sóc.

Sự quan tâm của cha mẹ đóng vai trò như nền tảng cho mô hình hoạt động nội tâm, ảnh hưởng đến các kết nối trong tương lai và sức khỏe tinh thần của trẻ em.

(theo Yahoo Life)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Album tử tế
Vào Tháng Ba năm ngoái, tại công ty cũ, tôi có một ngày làm việc đặc biệt khó khăn, là khi các dự án đều cận hạn chót phải nộp.…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: