Tương quan giữa sức khỏe tinh thần và bệnh về áp huyết

(Hình minh họa: Pixabay)

Chắc hẳn nhiều người còn nhớ khi mình không thể chích vaccine thời COVID-19 vì áp huyết cứ nhảy vọt trước khi chích, trong khi ở nhà thì mọi sự vẫn bình thường. Sự lo lắng, bồn chồn, căng thẳng là những yếu tố gây cao áp huyết.

Mọi người trong chúng ta có thể gặp một trong hai thử thách: Cao áp huyết hoặc thấp áp huyết.

Cao áp huyết thực tế là cách cơ thể bạn phản ứng với căng thẳng, như bằng chứng trong một nghiên cứu năm 2009. Bạn đang cố gắng theo kịp nhu cầu của môi trường xung quanh, bạn đang cố gắng đối phó với tất cả các ưu tiên và nó trở nên quá sức và đó là một phần nguyên nhân gây ra cao áp huyết.

Có nhiều yếu tố khiến cao áp huyết xảy ra với nhiều điều kiện khác nhau. Đối với hầu hết mọi người, dùng thuốc là cách dễ tiếp cận nhất để kiểm soát. Đây là chọn lựa quan trọng đối với những trường hợp không thể kiểm soát được.

Tuy vậy, một nghiên cứu khác về tăng áp huyết và quản lý căng thẳng cho biết, cách mà ngay khi bạn xác định được nguồn gốc của áp lực và đưa ra chiến lược để quản lý, thì vấn đề sẽ được giải quyết. Chứng cao áp huyết sẽ nhượng bộ bạn ở thời điểm đó.

Hãy bắt đầu nhìn nhận vấn đề và tự hỏi, Ồ, mình đang chịu áp lực này từ đâu, liệu có phải từ một tình huống cụ thể như môi trường sống, nơi làm việc, hay chính từ bà mẹ vợ của mình chăng?

Bạn có thể bắt đầu xem xét những lĩnh vực nào trong cuộc sống của mình hoặc cách các sự kiện diễn ra xung quanh bạn ảnh hưởng đến huyết áp của bạn bằng cách gây căng thẳng cho cuộc sống của mình. Vì cuối cùng, bạn muốn cơ thể mình được chữa lành để có thể tận hưởng cuộc sống nhiều hơn.

Áp huyết thấp

Áp huyết thấp khác biệt, vì đối với hầu hết mọi người, đó là kết quả của căng thẳng và áp lực tự gây ra, áp lực bên trong của bạn. Giống như bạn làm rất nhiều việc, nhiều hơn mức cần thiết, bạn liên tục làm và tự nhủ, “Tôi cần phải làm nhiều hơn, tôi không làm đủ, và bất kể tôi làm gì, thì vẫn chưa đủ.” Khi mô hình đó diễn ra, nó sẽ góp phần gây ra áp huyết thấp.

Đúng vậy, khẩu phần ăn uống khác nhau cũng có thể góp phần gây ra những thay đổi về áp huyết, như đã được chỉ ra trong một nghiên cứu về phương pháp ăn uống và tăng áp huyết. Nhưng, xét cho cùng, cơ địa của mỗi người cũng ảnh hưởng đến áp huyết.

Cho cả hai loại thách thức, điều cần làm là giảm căng thẳng và điều hòa áp lực. Một hệ thống năng lượng điều hành cuộc sống của bạn, dù bạn chọn mang thêm áp lực vào cuộc sống của mình hay người khác mang đến, thì cảm xúc cũng như năng lượng cần được giải tỏa để trái tim bạn có thể giảm căng thẳng thêm một chút.

Đó là cách xem xét áp huyết, cho dù áp huyết cao hay thấp. Nguồn gốc của áp lực là gì? Căng thẳng đến từ đâu, bên trong hay bên ngoài? Ngay khi bạn xác định được ý định rõ ràng của mình, hành trình giải quyết của bạn sẽ bắt đầu.

(theo Your Tango)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quà cho Mẹ
Lễ Vu Lan, mùa báo hiếu, cô giáo Thúy giải thích ý nghĩa của mùa lễ đặc biệt này và hướng dẫn học trò làm món quà cho mẹ. Sau…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: