Tại sao giá cả đã lên thì khó xuống?

Ảnh: Unsplash

Nhiều người tiêu dùng thường tự hỏi, khi nào giá sẽ “trở lại” như mức trước đại dịch. Và họ sẽ bị sốc trước câu trả lời ngắn gọn: có lẽ giá sẽ không bao giờ xuống sau khi đã đi lên!

Chờ giá trở về mốc cũ là “giấc mơ giữa ban ngày”!

Ví dụ, nếu chiếc bánh pizza ở địa phương của bạn có giá $1 vào năm 2019 và hôm nay là $1.5, thì nó sẽ vẫn ở yên đó, thậm chí tăng sớm, mà không bao giờ quay trở lại giá cũ, cho dù bạn vẫn còn nhìn thấy dòng chữ “99¢ PIZZA” ngồi chễm chệ trên mái hiên của cửa hàng theo đúng nghĩa đen!

Cả tổ chức chống tăng giá bánh pizza và Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đều không cố gắng kéo giá xuống. Fed muốn giá tăng chậm hơn so với năm trước, nhưng cũng không muốn giá giảm! Nếu chiếc bánh pizza bạn mua có giá $1.53 vào thời điểm này trong năm sau, Fed có thể an tâm tuyên bố: Nhiệm vụ của chúng tôi đã hoàn thành.

Không có quy luật nào ấn định xu hướng “đã tăng thì khó giảm” đối với đại đa số hàng hoá, nhưng “đã lên thì khó xuống” là chân lý cơ bản. Trong kỷ nguyên hiện đại, chúng ta hầu như chưa bao giờ chứng kiến tốc độ tăng giá ở Mỹ rơi xuống con số âm, một giấc mơ không tưởng. Bạn không hẳn là người của “cõi trên” khi cầu mong giá giảm mạnh nhưng tất cả chúng ta đều chứng kiến giá của nhiều sản phẩm lên rất nhanh nhưng xuống rất chậm.

Tăng giá mạnh xảy ra khi có các tác nhân bất ngờ ảnh hưởng nặng nề nguồn cung. Từ sản xuất thiếu đến đứt gẫy chuỗi cung ứng. Ví dụ: năm ngoái, cúm gia cầm đã giết chết hàng triệu con gà và giá trứng tăng vọt. Khi đàn gia cầm được gầy lại, giá giảm xuống nhưng không bằng trước khi tăng. Tương tự như trường hợp một cơn bão đánh sập một nhà máy lọc dầu khiến giá xăng tạm thời tăng lên. Vì vậy, giá từng sản phẩm riêng lẻ có thể dao động, nhưng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế cho những thứ người tiêu dùng thường xuyên mua luôn tăng. Lý do, giá cả được thiết kế để… tăng!

Ảnh: Unsplash

Giá tăng chưa hẳn đã xấu

Các nhà kinh tế xem xu hướng tăng giá là điều tốt, miễn là tốc độ tăng vừa phải, không gây sốc và có thể dự đoán được. Một số mức tăng giá hạn chế còn được cho là “tạo điều kiện mở rộng kinh tế, giảm nguy cơ suy thoái” đồng thời giúp các doanh nghiệp và người tiêu dùng cân đối lại kế hoạch chi tiêu.

Vì những lý do này, trong nhiều năm, Fed đã đặt mục tiêu tăng giá hàng năm là 2%. Nghĩa là, Fed muốn giá tăng lên, dù chỉ một chút. Trên thực tế, nếu giá cả tính chung giảm do giảm phát, nền kinh tế sẽ gặp rắc rối. Lý do, ngoài những nguyên nhân khác, khi giá giảm (giảm phát) người tiêu dùng sẽ trì hoãn việc mua hàng mà chờ giá giảm hơn nữa. Không ai muốn mua một chiếc điện thoại mới hoặc áo khoác mùa đông trong ngày hôm nay để rồi ngày mai giá của nó rớt xuống thê thảm!

Trì hoãn mua sắm (vì dự đoán giá sẽ giảm) là một tính toán hợp lý đối với một người tiêu dùng cá nhân, nhưng nếu mọi người đồng loạt ngừng mua sắm, nền kinh tế sẽ rơi vào suy thoái. Trong khi người tiêu dùng ngồi nhà chờ đợi giá xuống thêm nữa, các cửa hàng không thể bán hàng hóa của mình và các nhà máy giảm sản xuất. Hệ quả là sa thải công nhân. Số mới bị sa thải phải tiết kiệm, dẫn đến doanh số bán hàng giảm nhiều hơn nữa.

“Thập niên mất mát” của Nhật Bản bắt đầu sau năm 1990 là bài học về hệ quả của giảm phát tăng đều. Gần đây, khi nhận thấy các dữ liệu chính thức bắt đầu thể hiện giá cả giảm (lạm phát sắp đến), chính phủ Trung Quốc phải vấn an: “Nền kinh tế sẽ không bị giảm phát cả lúc này và trong tương lai”. Tại Hoa Kỳ, lần cuối cùng giá giảm kéo dài là trong cuộc Đại suy thoái (Great Recession). Bên cạnh nguy cơ suy thoái, còn có một lý do khác khiến giá cả ở Mỹ khó có thể giảm: Tiền lương tăng theo lạm phát.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: