Thích nghe chửi, đến quán Bato Cafe Omokenashi Café

(Hình minh họa: Yoav Aziz/Unsplash)

Một quán cà phê pop-up ở Nhật Bản chuyên làm nhục khách hàng đã trở thành một hiện tượng trên mạng xã hội mấy ngày qua. Đó là quán Bato Cafe Omokenashi Café.

Quán ăn này mở cửa tại trung tâm Tokyo từ ngày 14 đến ngày 23 tháng 9 như một món quà đặc biệt dành cho những người hâm mộ chương trình trực tuyến có ngôn từ thô tục của nhà sản xuất và người có sức ảnh hưởng người Nhật – Nobuyuki Sakuma, theo SCMP.

Quán phục vụ cả đồ ăn và đồ uống, trong đó các món ăn được chế biến dưới sự giám sát của đầu bếp Michelin – Shuhei Sawada. Nhìn từ ngoài, mọi thứ của tiệm cà phê này không có gì bất thường, ngoài phong cách… chửi khách. Theo đó, trong chương trình của mình, Sakuma mời những cô gái trẻ đến mắng chửi nhóm diễn viên hài. Chiến thắng sẽ thuộc về người nghe chửi mà vẫn cười hoặc ít tức giận.

Theo một phóng viên của hãng truyền thông Nhật Bản Rocketnews24 có mặt tại tại quán, nữ nhân viên phục vụ tại đây rất khó tính và thiếu kiên nhẫn, luôn giục: “Gọi món đi, heo à?” Khi phóng viên này gọi một suất cơm thịt heo có giá 3,590 yen (khoảng $25), cô nàng nói ngay: “Anh sẽ được ăn người đấy nhá!” Nhưng thay vì đi vào để nhà bếp làm món, cô nhân viên lại đứng chửi khách và nói những câu khó nghe: “Để kiểu tóc gì thế này? Tưởng ngầu à! Lại còn ăn mặc cái quái gì vậy. Nhìn sến quá!”

Theo SCMP, nhà hàng có khoảng 10 nhân viên phục vụ, cả 10 người đều ăn nói thô lỗ với khách. Mỗi ngày, quán có một người quản lý khác nhau, là những người được đánh giá sắc sảo nhất trong các chương trình của Sakuma, chẳng hạn như người mẫu 22 tuổi Mirichamu.

Theo Sakuma, quán cà phê này không chỉ được khách hàng ưa chuộng, mà còn nâng tầm vị trí công việc của các nữ phục vụ. Thông thường, nhân viên phục vụ ở Nhật Bản luôn phải giữ thái độ lịch sự, cách làm việc tỉ mỉ, chịu được những yêu cầu vô lý từ những vị khách hung hăng. Còn ở quán này thì nhân viên được làm điều ngược lại là tha hồ chửi khách.

Nhưng không vì thế mà Bato Cafe Omokenashi Café bị ế. Ngược lại, ai muốn nghe chửi, phải book trước, và chỉ được nghe chửi 1 tiếng đồng hồ. Nếu khách muốn bị đánh bằng dép (đánh vào mặt hoặc mông) sẽ phải trả phí cao với “dịch vụ VIP.” (VIP: Very Important Person – Người quan trọng). Khách bị nhân viên lăng mạ, đánh, chửi, được nhận món quà, là tấm hình của họ lúc bị chửi, hoặc bị đánh.

Nhưng nếu ai không muốn bị như vậy sẽ đeo tấm bảng “không ngược đãi” thì vẫn ăn uống bình thường, mà không bị… hành hạ.

Bato Cafe Omokenashi Café thu hút khách hàng không chỉ vì phong cách quái đản này, mà là ở đây phục vụ nhiều món khá ngon.

Cộng đồng mạng có hai luồng phản hồi khác nhau, người thích thú vì… được nghe chửi, khoái mấy cô nhân viên dữ dằn, chanh chua, người không đồng tình, cho rằng đó hoàn toàn không phải là văn hóa Nhật Bản.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Chứng hôi miệng
Chứng hôi miệng là một tình trạng phổ biến, gây khó chịu cho bản thân, những người xung quanh và thậm chí cô lập xã hội, ảnh hưởng đến mọi…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: