Nhà tâm lý học Adam Grant dành phần lớn sự nghiệp của mình để nghiên cứu những động lực thúc đẩy sự tiến bộ của mọi cá nhân.
Grant cho biết: “Tôi nhận thấy quá trình học tập chưa hẳn là kết thúc khi mọi người (tiếp tục) tiếp thu kiến thức. Nó chỉ hoàn thiện khi chúng ta áp dụng những kiến thức đó một cách nhất quán và kiên trì.”
Theo Grant, người thành công đôi khi cũng thành công nhờ vài thói quen hơi khác thường, ví dụ họ chỉ thích “bị” thử thách, họ cho phép mình vướng sai lầm, hoặc họ không đặt mục tiêu là phải hoàn hảo.
Đây là những thói quen của người thành công thực hiện hàng ngày:
Thay vì chỉ cố gắng học hỏi, bạn nên đặt mình vào tình cảnh là phải trải qua khó khăn, thử thách. Nếu vượt qua được khó khăn thì bạn sẽ tiến được tới thành công và phát triển nhanh hơn.
Để khuyến khích việc thử và phạm sai lầm, hãy đặt mục tiêu về số lần sai sót tối đa mà bạn sẽ mắc phải mỗi ngày hoặc mỗi tuần. Khi bạn dự kiến được những lần mình sẽ mắc lỗi, bạn sẽ ít ngẫm nghĩ về nó hay cảm thấy áy náy hơn, đồng thời tiến bộ nhiều hơn.
Lời khuyên sẽ có giá trị hơn lời nhận xét. Những nhận xét thường bị chi phối vì mối quan hệ, sự thật tình hay chỉ là khách sáo cho qua, hoặc cũng có thể là lời chỉ trích hay động viên, nhưng lời khuyên sẽ cụ thể hơn, giúp bạn trở nên hoàn thiện hơn.
Thay vì nói “Bạn nhận xét thế nào về kế hoạch này của mình?”, hãy đặt câu hỏi đơn giản: “Tôi cần phải làm gì để kế hoạch này khả thi hơn?”
Người thành công biết thông tin nào đáng để tiếp thu hoặc cần bỏ qua. Bạn nên lắng nghe những nhận xét, lời chỉ bảo của người có chuyên môn phù hợp, biết rõ về bạn và muốn điều tốt nhất cho bạn.
Người thành công phấn đấu để đạt được sự tiến bộ, chứ không phải sự hoàn hảo. Sự tiến bộ đến từ việc duy trì các tiêu chuẩn cao chứ không phải loại bỏ mọi sai sót. Để học những điều này, bạn cần xác định một số khuyết điểm mà bạn có thể chấp nhận. Hãy xem xét đâu là nơi thực sự cần điều tốt nhất và đâu là nơi bạn chỉ cần đủ tốt.
Vào cuối ngày, hãy tự hỏi bản thân: Bản thân tôi đã tiến bộ hơn chưa? Tôi có giúp người khác tiến bộ hơn không?
Người thành công thường tự đưa ra quyết định. Họ quan niệm, thà làm người khác thất vọng còn hơn làm chính mình thất vọng. Học điều này, trước khi bạn trình bày điều gì, hãy tự đánh giá xem điều ấy có thể hiện phẩm chất tốt của bạn hay không.
Để duy trì niềm đam mê hài hòa, người thành công biến công việc hàng ngày của mình thành một niềm vui. Mỗi ngày bạn hãy chọn một niềm vui. Hôm nay có thể bạn chọn niềm vui là đi dạo với thú cưng, ngày mai là vui vì hoàn thành một dự án,… Niềm vui nho nhỏ thôi, cũng khiến bạn tăng động lực cho những công việc kế tiếp.
Khi gặp khó khăn, người thành công thường không nản chí, họ lùi lại một bước, để rồi tiến lên ba bước. Như khi đi vào ngõ cụt, bạn thường phải “quay đầu là bờ,” chứ không thể xuyên tường mà tiến. Tuy sẽ có cảm giác như đang thụt lùi, nhưng đó thường là cách duy nhất để tìm ra con đường tiến bộ.
Người thành công càng tiến bộ khi họ biết tạo cơ hội cho những người yếu cơ hơn mình, bị đánh giá thấp hoặc bị bỏ lại đằng sau. Hãy đầu tư và tạo cơ hội cho tất cả mọi người, không chỉ những học sinh tài năng hay nhân viên có tiềm năng cao. Một hệ thống tốt mang lại cho những người yếu thế hoặc chậm phát triển, có cơ hội để chứng tỏ những bước tiến của họ.
Không chỉ biết đến hiện tại và tương lai, quá khứ đáng được trân trọng để từ đó định ra giá trị hiện tại. Khi bạn cố gắng đánh giá cao sự tiến bộ của mình, hãy cân nhắc xem con người trong quá khứ của bạn nhìn nhận những thành tựu hiện tại của bạn như thế nào. Bạn sẽ không khỏi tự hào, khi nhìn lại năm năm trước, và thấy mình tiến bộ một cách đáng kể.
(theo CNBC)