Thuốc trừ sâu có khả năng gây ung thư, như thuốc lá?

Máy bay phun thuốc trừ sâu trên một cánh đồng. (Hình mình họa: Yun Cho/Unsplash)

Một nghiên cứu phát hiện ra rằng việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu nông nghiệp cũng tệ như khói thuốc lá trong việc làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Tuy nhiên, trong khi những phát hiện này rất đáng suy ngẫm, một số chuyên gia lại khẳng định điều này là không chính xác.

Tại Mỹ có khoảng một tỷ pound thuốc trừ sâu thông thường được sử dụng mỗi năm để kiểm soát cỏ dại, côn trùng và các loài gây hại khác, theo những báo cáo của Cục Khảo Sát Địa Chất Hoa Kỳ (United States Geological Survey). Những hóa chất này tồn tại trên trái cây và rau quả và ngấm vào nguồn nước của người dân, nghĩa là nhiều người đang cho vào cơ thể mình với số lượng nhỏ một cách thường xuyên.

Tác động của những hóa chất này đối với sức khỏe phụ thuộc vào loại thuốc trừ sâu. Một số loại, như thuốc trừ sâu organophosphates và carbamate truyền thống, có liên quan đến các rối loạn thần kinh và rối loạn nội tiết tố. Một số loại khác được đánh dấu là có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Terry Slevin, tổng giám đốc điều hành của Hiệp Hội Y Tế Công Cộng Úc (Public Health Association of Australia), chia sẻ: “Bằng chứng liên hệ giữa một số loại ung thư với một số loại thuốc trừ sâu đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là đối với những người thường xuyên làm việc trực tiếp với thuốc diệt sâu bọ. Việc xác định bản chất chính xác của mối liên hệ đó là một thách thức về mặt khoa học nên vẫn còn nhiều tranh cãi.”

Slevin, giáo sư danh dự tại Australian National University và là giáo sư thỉnh giảng tại Viện Nghiên Cứu Thuốc Quốc Gia (National Drug Research Institute) thuộc Curtin University của Úc, (người không tham gia vào nghiên cứu này) cho biết: “Đối với một số loại thuốc trừ sâu, có bằng chứng rõ ràng về mối liên hệ giữa ung thư (ví dụ như bệnh u lympho không Hodgkin và Lindane).”

Xịt thuốc trừ sâu. (Hình minh họa: Shad Arefin Sanchoy/Unsplash)

Trong một khám phá mới được công bố trên tạp chí mang tên Frontiers in Cancer Control and Society, các nhà khoa học từ Rocky Vista University của Colorado đã sử dụng dữ liệu dân số trên toàn quốc để đánh giá mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu và nguy cơ mắc nhiều loại ung thư khác nhau.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét 69 loại thuốc diệt sâu khác nhau trong quá trình phân tích của họ, lập luận rằng, trong thực tế, con người không có khả năng tiếp xúc với một loại thuốc trừ sâu duy nhất, mà là một “hỗn hợp” các loại hóa chất khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng đất ở khu vực của họ.

Sau khi tính đến các biến số có khả năng gây nhiễu khác, như tỷ lệ hút thuốc và tình trạng kinh tế xã hội, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc sống trong các cộng đồng có sản xuất nông nghiệp nặng và tiếp xúc với thuốc diệt sâu có liên quan đến sự phát triển của u lympho không Hodgkin, bệnh bạch cầu và ung thư bàng quang, ruột kết, phổi và tuyến tụy.

Các nhà nghiên cứu viết: “Khám phá của chúng tôi cho thấy mối liên hệ mạnh nhất giữa một số kiểu sử dụng thuốc trừ sâu và u lympho không Hodgkin. Tác động của thuốc trừ sâu đối với các loại ung thư này đáng kể hơn tác động của việc hút thuốc lá.”

Tuy nhiên, các nhà khoa học không tham gia vào nghiên cứu này đã mô tả những so sánh này là gây hiểu lầm.

Bernard Stewart, giáo sư nhi khoa tại University of New South Wales, nêu cảm nghĩ: “Việc khẳng định rằng sống trong môi trường tiếp xúc nhiều với thuốc trừ sâu có thể làm tăng tỷ lệ mắc ung thư nhiều như hút thuốc là gây hiểu sai. Đây là bước đi quá xa so với mức phân tích này khi cho rằng gánh nặng này tương đương với việc hút thuốc lá, nguyên nhân gây ra hơn tám triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm.”

Các chuyên gia cũng nêu lên mối quan ngại về các phương pháp được sử dụng để đạt được những phát hiện trên. Ian Musgrave, giảng viên cao cấp về y khoa tại University of Adelaide của Úc, nói: “Bài báo thử xác định các rủi ro ung thư do sử dụng thuốc trừ sâu bằng cách xem xét tỷ lệ ung thư ở các quận của Hoa Kỳ với tỷ lệ sử dụng thuốc trừ sâu của họ. Điều đó cung cấp một mối liên hệ nhưng không cung cấp bằng chứng về nguyên nhân. Vấn đề chính là không có định lượng rõ ràng về mức độ phơi nhiễm và người ta cho rằng mức độ sử dụng cục bộ trong nông nghiệp tương đương với mức độ lây nhiễm của tất cả mọi người trong quận đó.”

Oliver Jones, giáo sư hóa học tại RMIT University của Úc, cho rằng mặc dù kết quả này khiến nhiều người phải suy nghĩ, nghiên cứu nói trên còn có một số hạn chế và đáng để gây hoảng loạn.

Đọc thêm:

Ăn 12 loại trái cây, rau củ, ăn luôn… thuốc trừ sâu

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: