Bản năng con người: Vui với hạnh phúc của người khác

(minh họa: Igor Érico/Unsplash)

Một nghiên cứu mới cho thấy các vùng não xử lý phần thưởng được kích hoạt khi chúng ta đưa ra những lựa chọn, hành động khiến không chỉ người khác, mà cả chính bản thân cũng hạnh phúc.

Các nhà nghiên cứu tại Ludwig Maximilian University Munich và University of Zurich phát hiện ra rằng khi ai đó đưa ra một quyết định dựa trên sở thích, niềm vui của người khác, họ cũng cảm thấy được khen thưởng hoặc hài lòng.

Chúng ta suy ngẫm về điều người khác muốn, cũng như điều bản thân muốn, để so sánh các lựa chọn có lợi và chọn ra phương án tốt nhất, cho thấy những lựa chọn của chính mình không hoàn toàn ích kỷ.

Trong nghiên cứu, trưởng nhóm thử nghiệm – Alexander Soutschek và các đồng nghiệp yêu cầu 46 người lớn đánh giá cách mà họ thích ăn uống và quan sát sở thích ăn uống của người khác.

Sau đó, họ được yêu cầu ấn định số lượng thực phẩm cho bản thân và người khác theo cách có lợi cho mọi người và tính đến sở thích của họ. Các nhà nghiên cứu quét não của những người tham gia trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này.

Kỹ thuật hình ảnh tiết lộ hệ thống khen thưởng của não hoạt động khi những người tham gia đang nghĩ đến sở thích của chính họ, cũng như sở thích của người khác. Điều này cũng liên quan đến việc thực hiện các quyết định tối ưu cho tất cả những người tham gia.

Theo các nhà khoa học, khám phá này làm sáng tỏ cách con người nghĩ đến người khác hoặc “lợi ích lớn hơn” khi đưa ra bất kỳ quyết định nào. Ví dụ như khi mua quà cho một người bạn, hoặc quyết định bầu chọn chính trị gia nào để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân nói chung.

Hệ thống khen thưởng của não là một nhóm cấu trúc được kích hoạt bất cứ khi nào chúng ta trải nghiệm điều gì đó bổ ích hoặc mang lại cho chính mình niềm vui, chẳng hạn như ăn đồ ăn ngon, mua sắm hoặc chơi môn thể thao ưa thích.

(minh họa: Unsplash)

Một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí Cognitive, Affective and Behavioral Neuroscience (Khoa Học Thần Kinh Nhận Thức, Tình Cảm và Hành Vi) nhấn mạnh hành động hào phóng sẽ kích hoạt cùng một con đường khen thưởng được kích hoạt bởi thức ăn hoặc những yếu tố khác. Điều này giúp giải thích tại sao việc cho đi và giúp đỡ người khác lại mang lại cảm giác tốt đẹp.

Các quá trình chính xác trong não giải thích tại sao sự hào phóng lại mang lại cảm giác tốt đẹp vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy điều đó có lẽ do con người là loài sinh vật sống theo xã hội, có sự gắn bó cộng đồng mạnh mẽ hoặc bởi vì chúng ta có khả năng giúp đỡ người khác như một cơ chế sinh tồn trong quá trình tiến hóa.

Kết quả đầy đủ của nghiên cứu hiện tại đã được công bố trên Journal of Neuroscience.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: