Theo Viện Y Tế Quốc Gia, căng thẳng mãn tính dẫn đến rối loạn giấc ngủ, các vấn đề về tiêu hóa và đau đầu.
Đúng vậy, thường thì sự căng thẳng mang lại nhiều tiêu cực, nhưng Jeff Krasno, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Commune – một nền tảng cung cấp các lớp học nâng cao về sức khỏe, muốn thay đổi khái niệm đó. Ông muốn tìm ra những lợi ích của trạng thái này, cho biết căng thẳng không phải lúc nào cũng dẫn đến kết quả tiêu cực. Ví dụ về trạng thái căng thẳng “có lợi” như thực hành nhịn ăn hoặc liệu pháp nước lạnh hay kết bạn mới. Mặc dù mới đầu sẽ có vẻ… sao sao, nhưng thường dẫn đến kết quả tích cực.
Ông giải thích rằng càng tham gia nhiều vào các hoạt động làm tăng phản ứng căng thẳng tạm thời và đẩy bạn ra khỏi phạm vi của mình, thì kỹ năng điều chỉnh cảm xúc đó càng bắt đầu phát huy tác dụng trong suốt quãng đời còn lại của bạn.
Trong cuốn sách sắp ra mắt của mình, “Good Stress: The Health Benefits of Doing Hard Things” (Căng thẳng tốt: Lợi ích sức khỏe của việc làm những điều khó khăn), Krasno chia sẻ với người đọc về một ngày mà tình trạng căng thẳng mang lại lợi ích cho ông.
Theo Krasno, để duy trì trạng thái thoải mái, nhiều người quên đi những lợi ích của sự căng thẳng mà họ cần, gây tổn hại đến sức khỏe. Krasno sắp xếp các ngày của mình để tập trung vào những gì mang lại sự khó chịu tạm thời để đạt được lợi ích lâu dài Các phương pháp “giải tỏa lợi ích của sự căng thẳng” của ông như từ việc ra khỏi nhà vào sáng sớm thay vì ngủ nướng, đến ngồi yên để thiền hoặc tập thở trong những lúc rảnh rỗi thay vì “dán mắt” vào điện thoại.
Sau đây là một ngày bình thường của Jeff Krasno:
6 giờ sáng: Bắt đầu ngày mới sớm với một cốc nước lọc, thêm chanh nếu thích. Đừng dùng điện thoại ngay.
6:30 sáng: Bước ra khỏi nhà sau khi thức dậy vào buổi sáng trong 20 phút hoặc sử dụng đèn SAD để có một chút ánh sáng xanh. Dành thời gian ở ngoài trời để thiền hoặc tập thở.
7 giờ sáng: Pha cho mình một tách cà phê hoặc trà. Tránh thêm sữa hoặc đường.
7:30 đến 8:05 sáng: Ngồi trong phòng xông hơi hoặc nằm dưới chăn trong 20 phút. Sau đó, ngâm mình hoặc tắm nước lạnh trong ba phút.
8:30 sáng: Đi làm.
11 giờ sáng: Ăn bữa đầu tiên trong ngày. Ưu tiên chất xơ, protein và chất béo lành mạnh.
11:30 sáng: Đi bộ một đoạn ngắn. Nếu thích, hãy chân trần trên cỏ.
12 giờ trưa: Dành năm phút để gọi điện cho những người mà bạn quan tâm.
2 giờ chiều: Nghỉ ngơi sau giờ làm việc và đi ra ngoài mà không dùng điện thoại. Hít thở không khí trong lành.
5 giờ chiều: Vận động cơ thể một chút và ra ngoài nếu có thể.
6 giờ chiều: Tự nấu cho mình một bữa tối đầy đủ protein với rau củ. Ăn cùng người thân và bạn bè nếu có.
7 giờ tối: Ngừng ăn trong ngày để tuân thủ khẩu phần nhịn ăn gián đoạn. Đi bộ một đoạn ngắn hoặc hít đất 20 lần.
7:15 tối: Sử dụng thời gian này để xem phim hoặc đọc sách… làm bất kỳ hoạt động lành mạnh gì mà bạn thích, đồng thời thực hiện một số động tác giãn cơ trên sàn hoặc dành thời gian ngồi xổm thay vì ngồi xuống.
9 giờ tối: Tắt tất cả các thiết bị điện tử. Thiết lập bầu không khí cho giấc ngủ bằng cách làm cho căn phòng của bạn tối và mát mẻ. Chỉ sử dụng ánh sáng ấm áp, như đèn vàng, nếu bạn đọc sách hoặc nhật ký về những điều bạn quý.
8:00 tối: Đánh răng, rửa mặt.
9:30 tối: Thực hiện một số bài tập thở nhẹ nhàng.
10 giờ tối: Ngủ cho đến 6:30 sáng.