Điều khiến những người yêu nhau giữ được tình cảm bền lâu

(Hình minh họa: Toa Heftiba/Unsplash)

Nhà tâm lý học nổi tiếng John và Julie Gottman đã phỏng vấn 40,000 cặp tình nhân để tìm hiểu điều gì khiến tình yêu của họ bền lâu.

Thông qua nghiên cứu tại Viện Gottman (The Gottman Institute), họ đã học được cách các mối quan hệ thành công tồn tại sau xung đột và thể hiện tình cảm. Qua đó, các nhà nghiên cứu rút ra được bốn điều mà những người có mối quan hệ hợp tác lâu dài thường làm:

-Đấu tranh để hiểu nhau

Theo dữ liệu từ Viện Gottman, 69% xung đột trong các mối quan hệ là vĩnh viễn, nghĩa là không bao giờ chấm dứt. Thông qua nghiên cứu của mình, họ biết được rằng chỉ vì một cuộc chiến tái diễn không có nghĩa là nó gây bất lợi. Trên thực tế, bạn có thể giải quyết mọi xung đột trong mối quan hệ, nếu biết cách đấu tranh đúng đắn.
John Gottman nói tại TED Talk: “Vì vậy, khi chúng ta nghĩ về việc đấu tranh đúng đắn, dù nói về một vấn đề muôn thuở hay một vấn đề giải quyết được, sai lầm lớn nhất mà thảm họa trong các mối quan hệ mắc phải là gì? Câu trả lời là họ chiến đấu để giành chiến thắng, nghĩa là sẽ có người phải thua. Thay vào đó, những người khôn ngoan sẽ làm gì? Họ đấu tranh để hiểu nhau.”

Nếu bạn đấu tranh để chứng minh quan điểm và không hiểu quan điểm của người khác, bạn sẽ khó đi đến giải pháp. Hơn nữa, người kia sẽ bị coi là kẻ thù.

Thay vào đó, hãy đặt những câu hỏi thăm dò lý do tại sao người kia lại đi đến kết luận này và điều gì trong quá khứ đã khiến họ làm như vậy. Điều này mang lại sự đồng cảm nhất định vào cuộc chiến và cho phép cả hai bên thể hiện bản thân mà không sợ bị phán xét.

-Sửa sai

Trong một cuộc phỏng vấn với nhà trị liệu tâm lý và tác giả bán chạy nhất Esther Perel, The Gottmans cho biết một điểm chung mà hầu hết các cặp vợ chồng thành công đều có là khả năng “sửa sai.”

“Họ tiến hành sửa sai khi người kia không chấp nhận,” Julie Gottman nói với Perel. “Họ sẽ sửa sai nếu họ nói sai, nếu họ thốt ra điều gì không đúng.”

Sửa sai không có nghĩa là mua hoa hay chiêu đãi bạn đời một bữa tối đắt tiền, mà là một câu hỏi hoặc một nhận xét thừa nhận rằng bạn vẫn còn tình cảm với vợ/chồng, hay người yêu của mình, chứ không phải mọi chuyện chấm dứt, “thôi ta chia tay nhau từ đây.”

John Gottman đưa ra ví dụ từ một trong những khách hàng vừa cãi nhau với người yêu của anh ấy: “Anh chàng nói, ‘Chúng ta đã hủy hoại nhau rồi, giờ em có muốn một miếng bánh pho-mai không.’ Thế là họ hòa.”

-Thể hiện sự tích cực
Một trong những phát hiện cụ thể nhất của Gottman là ở những cặp đôi thành công, tỷ lệ tương tác tích cực và tiêu cực trong một cuộc xung đột là năm trên một.

Họ phát hiện ra điều này trong một nghiên cứu dài hạn, trong đó họ yêu cầu các cặp vợ chồng cố gắng giải quyết bất đồng trong 15 phút. Họ ghi lại xung đột, xem băng và phân loại từng tương tác là tích cực hay tiêu cực.

Những tương tác tích cực như mỉm cười, chạm vào tay người kia hoặc đơn giản nói “Anh/em hiểu.” Những tương tác tiêu cực là xúc phạm hoặc đổ lỗi cho người khác.

“Chúng tôi theo dõi các cặp đôi, ghi lại dữ liệu, sau đó để họ quay lại với cuộc sống hằng ngày,” họ viết trong cuốn sách “The Love Prescription: 7 Days to More Intimacy, Connection, and Joy” (Đơn thuốc tình yêu: 7 ngày để có thêm sự thân mật, kết nối và niềm vui). “Sáu năm sau chúng tôi theo dõi, lạ thay, chính những cặp đôi đã duy trì tỷ lệ ít nhất là năm trên một (hoặc hơn!) trong suốt cuộc xung đột vẫn hạnh phúc bên nhau, vẫn cảm nhận được tình yêu.”

-Nói lời cảm ơn

Có một danh sách những người trong cuộc sống mà bạn có thể thường xuyên nói “cảm ơn” – nhân viên pha chế, đồng nghiệp của mình, một người lạ đã mở cửa cho bạn – nhưng bạn lại không nói điều đó với người mình yêu nhiều như vậy.

Gottmans viết cho CNBC Make It: “Một mối quan hệ phát triển đòi hỏi một nền văn hóa đánh giá cao nhiệt tình, trong đó chúng ta giỏi trong việc nhận ra những điều mà người mình yêu đang làm đúng, cũng như những gì họ đang làm sai.”

Đó là sự thỏa thuận rằng bạn rửa bát và người kia đi đổ rác. Tuy nhiên, có lẽ họ muốn được khen ngợi vì đã làm việc nhà, và đừng chỉ dừng lại ở hai từ “cảm ơn,” Gottmans nói. Thêm lý do tại sao bạn cảm ơn. Ví dụ như: “Cảm ơn anh rất nhiều vì đã đổ rác mỗi tối. Em thích thức dậy trong một căn bếp sạch sẽ và đó là một phần quan trọng của một căn bếp và em hoàn toàn đánh giá cao điều đó.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: