Làm sao để tránh suy nghĩ quá nhiều?

(minh họa: Jason Strull/Unsplash)

Bạn có bao giờ thấy mình bị mắc kẹt trong một chu kỳ suy nghĩ quá mức không bao giờ kết thúc, nơi tâm trí của bạn trở thành một mê cung tràn ngập những gấp khúc của suy nghĩ và lo lắng vô tận? Nếu có, bạn không phải là người duy nhất! 

Trong thế giới phát triển nhanh ngày nay, việc suy nghĩ quá nhiều đã trở thành một đại dịch, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Theo các nghiên cứu gần đây của Anxiety and Depression Association of America, chỉ riêng ở Hoa Kỳ đã có hơn 40 triệu người trưởng thành mắc chứng rối loạn lo âu, trong đó suy nghĩ quá mức là một yếu tố góp phần quan trọng. Ngoài ra, nghiên cứu của World Health Organization chỉ ra rằng cứ 13 người trên toàn cầu thì có khoảng một người mắc các chứng rối loạn liên quan đến lo âu.

Nhưng đừng lo lắng, vì bài viết này là một bản hướng dẫn cơ bản giúp bạn vượt qua suy nghĩ quá nhiều và lấy lại sự bình yên trong tâm hồn. Hãy sẵn sàng để thoát khỏi những xiềng xích mà việc suy nghĩ quá nhiều gây ra và đón nhận cuộc sống một cách trọn vẹn hơn!

1.Nhận biết các yếu tố kích hoạt
Bước đầu tiên để chinh phục suy nghĩ quá mức là nhận ra những tác nhân khiến tâm trí bạn quay cuồng, bao gồm những giới hạn trong công việc, các tương tác xã hội hoặc những sai lầm trong quá khứ vẫn còn đang ám ảnh bạn. Việc xác định những yếu tố kích hoạt này sẽ trao quyền cho bạn để dẹp tan chúng đi và phá vỡ mô hình suy nghĩ quá mức càng sớm càng tốt.

2.Thực hiện kỹ thuật “5–4–3–2–1”
Khi những suy nghĩ trong tâm trí bạn ồ ạt ập đến, hãy giữ vững bản thân bằng kỹ thuật “5–4–3–2–1”. Thừa nhận năm thứ bạn có thể nhìn thấy, bốn thứ bạn chạm vào được, ba thứ bạn nghe thấy được, hai thứ bạn ngửi thấy và một thứ mà bạn dùng lưỡi để nếm. Bài tập về chánh niệm này chuyển sự tập trung của bạn từ những suy nghĩ lo lắng sang thời điểm hiện tại, làm giảm sự kìm kẹp của việc suy nghĩ quá nhiều.

3.Áp dụng liệu pháp viết nhật ký
Viết nhật ký là một công cụ mạnh mẽ để giải phóng những suy nghĩ quá mức của bạn ra giấy. Tạo một cuốn nhật ký chuyên dụng để trút bỏ những lo lắng, sợ hãi và nghi ngờ của mình. Các nghiên cứu do Harvard University tiến hành chỉ ra rằng viết nhật ký có khả năng giúp giảm mức độ căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Giữ một cuốn sổ tay hoặc ứng dụng tiện dụng để ghi lại các ý tưởng và nhiệm vụ. (minh họa: Hannah Olinger/Unsplash)

4.Để “thời gian dành cho việc lo lắng” sang một bên
Hạn chế xu hướng suy nghĩ quá mức của bạn bằng cách dành “thời gian để lo lắng” sang một bên. Dành 15–20 phút mỗi ngày để đương đầu với những lo lắng của bạn. Khi những suy nghĩ xâm phạm nảy sinh ngoài thời gian này, hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn có một khoảng thời gian cụ thể để giải quyết chúng sau.

5.Thực hành lòng biết ơn và chánh niệm
Trau dồi lòng biết ơn và chánh niệm chống lại việc suy nghĩ quá nhiều bằng cách chuyển sự tập trung của bạn sang những điều tích cực trong cuộc sống của bạn. Bắt đầu mỗi ngày bằng cách thừa nhận ba điều mà bạn cảm thấy biết ơn và kết hợp các bài tập chánh niệm vào thói quen của bạn để duy trì tâm trí vào thời điểm hiện tại và tập trung hơn trong mọi việc.

Dịch bệnh suy nghĩ quá nhiều là có thật, nhưng mọi người đều có sức mạnh để đánh bại cơn bệnh này. Bằng cách nhận ra các yếu tố kích hoạt, thực hiện các kỹ thuật chánh niệm như phương pháp “5–4–3–2–1” , tận dụng sức mạnh trị liệu của việc viết nhật ký, giới hạn thời gian trong ngày cho sự lo lắng và thực hành lòng biết ơn, chánh niệm, bạn sẽ trao quyền cho bản thân để đương đầu với những lo lắng của chính mình.

Hãy thực hiện năm bước cần thiết được trình bày trong bài viết này để giải phóng tinh thần, đón nhận khoảnh khắc hiện tại, sống một cuộc sống trọn vẹn và quan trọng hơn, thoát khỏi gánh nặng của việc suy nghĩ quá nhiều!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: