Những điều hối tiếc nhất

(Hình minh họa: Matthew Henry/Unsplash)

Không thể sống mà chẳng tiếc nuối điều gì, theo tác giả của sách bán chạy Daniel Pink.

Hối tiếc là một phần cơ bản của cuộc sống và thay vì né tránh cảm giác này, bạn nên tối ưu hóa điều đó. Hãy học hỏi từ những sai lầm của mình để phát triển và dạy cho người khác các bài học bổ ích mà mình biết được, Pink chia sẻ với “The Oprah Podcast” vào thời điểm gần đây.

Pink nói trong một tập podcast được phát hành vào Tháng Mười Hai rằng hối tiếc là một trong những cảm xúc phổ biến nhất mà con người có. Bạn càng tin tưởng vào những gì đã qua, thì mỗi khi hối tiếc điều gì, cảm giác tiếc nuối đó càng sâu sắc hơn và bạn nghĩ chỉ có mình mới cảm nhận điều này.

Pink nghiên cứu kỹ lưỡng trong nhiều thập niên và khảo sát hơn 26,000 người từ 130 quốc gia về những điều hối tiếc lớn nhất của họ cho cuốn sách “The Power of Regret” được sản xuất vào năm 2022 của mình. Hầu hết những người được hỏi đều phải đương đầu với bốn điều mà họ tiếc nuối nhất:

-Những tiếc nuối về những quyết định nhỏ mà mọi người đưa ra khi còn trẻ nhưng sau này lại tích tụ thành hậu quả khủng khiếp. Ví dụ như bạn không tiết kiệm từ những năm 20 tuổi, sau này không có đủ tiền để nghỉ hưu.

-Những hối tiếc táo bạo nảy sinh từ những cơ hội khi bạn không mạo hiểm và sau này, bạn ước mình làm như vậy. Chẳng hạn như bạn muốn khởi nghiệp nhưng lại sợ rằng sẽ không thành công. Bây giờ tiếc nuối vì hồi xưa mình quá nhút nhát.

-Những tiếc nuối về mặt đạo đức: kết quả của việc cố tình đưa ra quyết định tồi. Ví dụ như bạn không muốn giúp đỡ ai đó khi họ gặp hoạn nạn, sau này lại cảm thấy tội lỗi.

-Những điều hối tiếc về mối quan hệ xảy ra khi bạn mất đi mối quan hệ gần gũi với ai đó, dù là về mặt tình cảm, bạn bè hay gia đình. Ví dụ như bạn mất liên lạc với người bạn thân nhất của mình vì sự nghiệp bận rộn khiến cả hai khó có thể dành thời gian cho nhau.

Cố gắng đừng để bị mắc kẹt trong sự hối tiếc, đồng thời việc phớt lờ những cảm xúc này hoặc sống trong sự phủ nhận về những sai lầm mà mình mắc phải là một “ý tưởng tồi,” có nguy cơ làm giảm tinh thần và trì trệ cuộc sống.

Thay vào đó, hãy biến những cảm xúc tiêu cực này thành điều gì đó có ý nghĩa. Thảo luận về những cảm xúc một cách thoải mái với người khác, giải tỏa cảm giác tội lỗi mà bạn dồn nén bấy lâu nay. Chia sẻ với người khác về các sai lầm của bạn để họ phòng tránh trong tương lai hoặc giúp bạn sửa sai.

Khi một người gần đến cuối cuộc đời, họ thường ước mình từng điều hướng các mối quan hệ tốt hơn, thể hiện lòng biết ơn nhiều hơn đối với những điều nhỏ nhặt hoặc trân trọng sức khỏe của bản thân, y tá chăm sóc những ông bà cụ vào cuối đời và tác giả Julie McFadden nói với CNBC Make It vào năm 2024.

Pink khuyên mọi người, để vượt qua những hối tiếc đó, cần phải có một số nhận thức về chính mình và suy ngẫm về những hành động trong quá khứ và đối xử tốt với bản thân.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: