Xã hội hiện đại mang theo những nỗi ám ảnh chưa từng có trước đây, như nỗi sợ xã hội, sợ đi bệnh viện hoặc sợ điện thoại di động.
Có những nỗi sợ phổ biến hiện nay làm cho cuộc sống của nhiều người trở nên phức tạp.
Nỗi sợ xã hội (social phobia) là một trong những nỗi ám ảnh phổ biến nhất, gây ra nhiều vấn đề mà mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến người lớn đều mắc phải. Người mắc chứng này thường bị quay cuồng giữa các tình huống xã hội và trải qua những cảm xúc từ lo lắng đến bồn chồn và sợ hãi. Nỗi sợ này có thể dữ dội đến mức khiến các hoạt động như nói chuyện với ai đó, đi dự tiệc hoặc đứng trước đám đông, trở nên vô cùng khó khăn.
Để khắc phục nỗi sợ này, một người nên thực hành các kỹ thuật thư giãn. Tập các bài tập thở để giảm căng thẳng.
Thách thức những suy nghĩ tiêu cực. Cố gắng tập trung vào những gì người khác đang nói thay vì cho rằng điều tồi tệ sẽ xảy ra.
Thực hành các kỹ năng xã hội, tiếp cận những người mà bạn cảm thấy thoải mái. Sau đó, dần làm quen với những bạn bè mới.
Khi ở một mình, thực hiện các tình huống mà bạn sợ trong xã hội để luôn cảm thấy sẵn sàng để đối phó.
Atychiphobia là nỗi sợ thất bại. Những cá nhân mắc chứng này luôn lo lắng về việc mắc lỗi, không làm tốt việc được giao, sợ bị từ chối hoặc không đạt được điều họ mong muốn. Chứng này cũng từ nhẹ đến nặng – khi họ trở nên nhát, không dám thử những điều mới lạ hay bỏ lỡ cơ hội thành công.
Nhằm khắc phục nỗi sợ này, bạn nên tìm đến liệu pháp tiếp xúc. Dần dần tiếp xúc với nỗi sợ hãi trong một môi trường an toàn để thay đổi phản ứng của bản thân với nỗi sợ hãi đó.
Áp dụng các kỹ thuật chánh niệm và thư giãn, như thiền và hít thở sâu, những phương pháp này giúp kiểm soát căng thẳng và lo lắng.
Đặt ra các mục tiêu thực tế, chia nhỏ các nhiệm vụ lớn và tự thưởng khi đạt được tiến bộ.
Thảo luận về nỗi sợ hãi của bạn với một nhà trị liệu hoặc chuyên gia, những người sẽ thúc đẩy bạn thực hiện các thay đổi.
Nosocomephobia – nỗi sợ bệnh viện hoặc bác sĩ. Những ai từng trải qua các tình huống khó chịu khi mắc bệnh, như sợ kim tiêm, bị lây bệnh… khiến họ ngại đi khám, ngay cả khi không cảm thấy khỏe.
Dùng thuốc chống lo âu hoặc thuốc chống trầm cảm để làm giảm các triệu chứng lo âu, nhưng đây không phải là thuốc chữa khỏi hẳn bệnh và đừng lạm dụng.
Tìm hiểu về tầm quan trọng của bệnh viện và dịch vụ chăm sóc mà họ cung cấp.
Tránh nghĩ về những điều tiêu cực liên quan đến bệnh viện và định hình lại quan điểm của bạn.
Phân tích nỗi ám ảnh của bạn để xác định gì đáng sợ hơn, như bệnh năng phải đi cấp cứu.
Thực hành các kỹ thuật thư giãn, như thiền, chánh niệm hoặc hít thở sâu.
Gymnophobia: nỗi sợ khỏa thân hoặc nhìn thấy người khác khỏa thân. Thường liên quan đến sự xấu hổ hoặc xấu hổ về ngoại hình của người mắc chứng này. Nỗi sợ này còn ngăn cản nhiều người không dám cởi đồ, ngay cả với người tình của họ.
Nhằm vượt qua nỗi sợ, trước nhất, hãy xác định nguyên nhân.
Học cách suy nghĩ tích cực thay vì tiêu cực.
Giải quyết mọi trải nghiệm trong quá khứ góp phần gây ra cảm giác xấu hổ.
Phát triển các chiến lược đối phó. Học kiểm soát sự lo lắng trong các tình huống liên quan đến khỏa thân.
Nuôi dưỡng mối quan hệ lành mạnh hơn với cơ thể mình và nâng cao lòng tự trọng.
Nỗi sợ không có điện thoại (Nomophobia). Vì điện thoại di động trở thành một phần rất lớn trong cuộc sống của chúng ta, nên một số người sẽ cảm thấy khó chịu hoặc bất an khi không có điện thoại bên mình 24/7. Điều này xảy ra khi điện thoại hết pin, không có sóng hoặc bị hư. Những cá nhân mắc chứng nomophobia liên tục kiểm tra điện thoại hoặc cảm thấy khó chịu khi họ không thể sử dụng thiết bị này.
Một chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp bạn xác định và kiểm soát những suy nghĩ và hành vi phi lý góp phần gây ra chứng sợ điện thoại. Họ có thể đề xuất:
Liệu pháp nhận thức hành vi: Giúp bạn xác định và kiểm soát những suy nghĩ và hành vi phi lý.
Liệu pháp tiếp xúc: Hỗ trợ bạn dần dần đối mặt với nỗi sợ hãi của mình qua cách từ từ làm quen với việc không có điện thoại.
Tắt điện thoại vào ban đêm.
Dành thời gian tránh xa mọi thiết bị công nghệ.
Thực hành chánh niệm, thiền hoặc yoga.
Làm những gì khác mà bạn cũng thích nhưng không liên quan đến điện thoại.
Mặc dù có thể khó ngăn ngừa chứng sợ hãi, nhưng có một số điều bạn nên làm để giảm lo lắng và căng thẳng:
Ăn uống cân bằng và ngủ đủ giấc.
Giảm chất gây nghiện như caffeine, ma túy, rượu và các chất khác khiến chứng lo lắng trở nên tồi tệ.
Luôn ở bên bạn bè và gia đình, những người thường xuyên hỗ trợ bạn.
Tìm một nhóm bạn bè trực tuyến hoặc trực tiếp có cùng chứng sợ hãi để chia sẻ cách vượt qua chứng bệnh và cảm thấy tự tin.