Sức mạnh của sự tha thứ

Hãy tha thứ. (Hình minh họa: NADER AYMAN/Unsplash)

Hơn tất cả, tha thứ là buông bỏ sự oán giận và đón nhận sự chữa lành. Đối với hầu hết mọi người, cơn giận giống như một gánh nặng hiện hữu thường trực cả ngày lẫn đêm trong cơ thể và tâm trí họ, nó khiến cuộc sống trở nên khó khăn, cả về thể chất lẫn tinh thần.

Sự tha thứ rõ ràng là con đường tiến về phía trước, nhưng vẫn có điều gì đó kìm hãm trong lòng.

Những lý do tuyệt vời để buông bỏ sự oán giận và việc chấp nhận chữa lành có thể làm cho cuộc sống của bạn, là gì?

Cơn giận chỉ làm bạn tổn thương

Thường thì chỉ có bạn chịu đựng nỗi đau vì bị tổn thương chứ người gây ra tổn thương không hề biết. Cơn giận nằm trong cơ thể và tâm trí của bạn, và thật không dễ dàng chút nào khi có một “cư dân” thường trú “bất hợp pháp” bên trong bạn.

Đức Phật nói hoàn toàn đúng: “Giữ cơn giận giống như ta uống thuốc độc và mong người kia chết.”

Vì vậy, trước hết bạn nên buông bỏ sự oán giận và chấp nhận chữa lành, bởi vì nó chỉ liên quan đến chính bản thân bạn.

Cơn giận không xác nhận hoặc bào chữa cho hành vi

Hầu hết chúng ta đều đồng ý rằng buông bỏ sự oán giận chỉ mang lại điều tốt. Nhưng bạn vẫn có thể cảm thấy một sự kháng cự bên trong, bởi vì bạn muốn giữ cảm giác rằng những gì đã xảy ra với bạn là sai, và sự tha thứ có vẻ như sẽ xác nhận hành vi đó. Nhưng không phải vậy. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng:

Tha thứ không có nghĩa là những gì người đó làm với bạn là đúng;
Tha thứ không có nghĩa là bạn quên những gì đã xảy ra;
Tha thứ không có nghĩa là làm lành với người đã làm tổn thương bạn;
Tha thứ không có nghĩa là giả vờ rằng người đó không làm tổn thương bạn;
Tha thứ không có nghĩa là kìm nén cảm xúc của bạn và không bao giờ nghĩ về chúng;
Tha thứ không có nghĩa là bạn yếu đuối, mà gược lại!

Tha thứ khiến bạn trở thành một người tử tế hơn

Nếu bạn không buông bỏ sự oán giận, bạn sẽ thấy mình có những suy nghĩ như bắt người kia “trả giá,” hay nói cách khác là bạn có tư tưởng trả thù, hoặc chí ít là mong muốn điều gì tệ sẽ xảy đến với người kia.

Nỗi đau khiến bạn hoàn toàn có lý, nhưng có lẽ bạn không muốn trở thành người đi khắp nơi với bản nhạc tệ hại trong tâm trí. Khi bạn tha thứ và đón nhận sự chữa lành, bạn có thể chuyển sang một bản nhạc nhẹ nhàng, thanh thoát hơn, bản nhạc của tình yêu và lòng trắc ẩn, thể hiện phiên bản tốt nhất của bạn.

Bạn không cần phải giới hạn bản thân

Ở trên, chúng ta đã nói đến suy nghĩ “trả thù.” Điều thứ hai là sự né tránh. Điều này có thể bao gồm việc từ bỏ việc đi dự tiệc, tham gia khóa học hoặc đăng bài trực tuyến vì bạn sợ họ có thể ở đó hoặc nhìn thấy. Việc muốn tránh tiếp xúc với người, làm tổn thương bạn là điều dễ hiểu. Nhưng hãy nghĩ về điều này: bạn có muốn để người đó thay đổi cách bạn muốn sống cuộc sống của mình không? Lý do bạn tránh họ là vì bạn sợ cảm giác của mình khi ở bên họ. Và sự thật là, lúc đầu có lẽ bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu. Nhưng bạn không thể để những gì họ đã làm với bạn tiếp tục hạn chế bạn, tất cả chỉ vì một cảm giác. Sống cuộc sống theo cách của bạn quan trọng hơn nhiều và theo thời gian, bạn sẽ không còn cảm thấy khó chịu nữa.

Bạn lấy lại quyền kiểm soát hạnh phúc của mình

Khi bạn buông bỏ sự oán giận, bạn sẽ ngừng muốn trả thù và cũng ngừng tránh người đó. Nhưng để thực sự đón nhận sự chữa lành, bạn phải tiến xa hơn nữa.

Tiến Sĩ Bob Enright, nhà nghiên cứu về sự tha thứ, cho biết sự tha thứ thực sự có nghĩa là “trao tặng điều gì đó tích cực, sự đồng cảm, lòng trắc ẩn, sự hiểu biết cho người đã làm tổn thương bạn.”

Một nhà tâm lý học khác giải thích điều này là “xóa bỏ món nợ.”

Khi ai đó làm sai với mình, chúng ta cảm thấy như thể họ đã lấy đi thứ gì đó thuộc về mình – sự bình yên, niềm vui, hạnh phúc của mình – và giờ họ “nợ” mình. Khi chúng ta tha thứ, chúng ta chỉ đơn giản là xóa bỏ món nợ. Không còn là “bạn đã làm tổn thương tôi và bạn phải trả giá” nữa. Chúng ta không giả vờ rằng món nợ chưa từng tồn tại, chúng ta chỉ tha thứ. “Bạn không còn nợ tôi bất cứ điều gì nữa.”

Điều này thật tuyệt vời cho quá trình chữa lành của bạn vì bạn không còn phải chờ đợi người đó cho bạn thứ gì đó để được hạnh phúc trở lại.

Bạn lấy lại hạnh phúc của mình vào tay chính mình.

Bạn sẽ hạnh phúc hơn

Điều này nghe có vẻ khá hiển nhiên, nhưng lý do chính để buông bỏ sự oán giận và đón nhận sự chữa lành là nó khiến bạn hạnh phúc hơn. Nếu những gì chúng ta đã trải qua ở trên vẫn chưa đủ, thì có rất nhiều nghiên cứu chứng minh điều này.

Sự tha thứ mang đến cho bạn những mối quan hệ hạnh phúc hơn, giúp gia đình và những người tiếp cận với bạn hạnh phúc hơn. Đây quả là món lợi lớn.

Giảm trầm cảm và lo âu
Tăng lòng tự trọng
Mang đến cho bạn sức mạnh cảm xúc và sự lạc quan lớn hơn
Giúp bạn bớt buồn phiền vì căng thẳng trong cuộc sống.

Tha thứ sẽ cải thiện sức khỏe của bạn

Nếu sức khỏe của bạn quan trọng với bạn, thì đó là lý do lớn để buông bỏ sự oán giận.

Trước hết, nó giúp bạn giảm căng thẳng và giảm mức độ hormone căng thẳng cortisol gây ra căng thẳng và bệnh trầm cảm. Ngoài ra còn có những lợi ích tuyệt vời cho tim: hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm đau lưng mãn tính, thành công hơn trong việc vượt qua chứng nghiện và cảm giác tội lỗi, giảm hành vi thù địch, chức năng miễn dịch tốt hơn.

Bạn sống ở hiện tại, thay vì quá khứ

Thành thật mà nói: người khó tha thứ nhất có thể là chính bạn. Ngay cả khi bạn đang oán giận người khác, thì có thể là lúc bạn tức giận bản thân vì đã không tự đứng lên bảo vệ mình một cách đúng đắn, hoặc bạn xấu hổ vì điều gì đó mình đã làm, và cách họ cư xử khiến bạn cảm thấy về bản thân mình.

Nhưng bạn phải nhớ rằng: những sai lầm của bạn không định nghĩa bạn. Những bài học bạn học được từ đó mới quan trọng. Việc bạn đang đấu tranh với điều này cho thấy bạn quan tâm đến việc trở thành một người tốt. Và sự tha thứ sẽ chỉ giúp bạn làm được điều đó, vì nó khiến bạn có nhiều khả năng đưa ra những quyết định tốt hơn trong tương lai. Bạn sẽ ngừng lặp lại những sai lầm tương tự.

Bất kể bạn đang phải đối mặt với điều gì – có thể là cãi vã với đồng nghiệp, mối bất hòa dai dẳng với hàng xóm hoặc thậm chí là điều gì đó cực kỳ nghiêm trọng, khi có một câu chuyện về một người đã trải qua điều gì đó khủng khiếp và tha thứ cho người kia, điều đó thật đáng kinh ngạc và vô cùng đáng ngưỡng mộ, và bạn cũng có thể tìm thấy sự bình yên.

Chúng ta đã xem xét chín lý do thuyết phục để buông bỏ sự oán giận và đón nhận sự chữa lành. Và đây là phần quan trọng nhất.

Bạn có biết những chuyên gia Thiền dành hàng thập kỷ để thiền không? Vâng, bạn có thể nhận được những lợi ích về mặt cảm xúc giống như họ, và tất cả những gì bạn phải làm là tha thứ. Điều này được tìm thấy bởi một chương trình có tên là 40 Years of Zen. Chương trình đã đo sóng alpha trong quá trình thiền và phát hiện ra rằng việc ôm giữ mối hận thù là yếu tố lớn nhất kìm hãm những sóng đó. Ngay cả những người có ít kinh nghiệm thiền cũng có thể đạt được trạng thái não alpha sau khi họ tha thứ. Đó một con đường tắt đến với sự bình yên nội tâm!

Có thể mất một thời gian, nhưng giống như mọi thứ khác, bạn có thể làm tốt hơn khi bạn nỗ lực nhiều hơn.

(theo Hack Spirit)

Đọc thêm:

Tha thứ có lợi cho sức khoẻ, nhưng không dễ!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: