Tôi đã dập tắt các cơn giận dữ bằng chánh niệm

Tôi lớn lên từ vòng tay của một người mẹ nghiện rượu, và điều này đã gây cho cho tôi một loạt khó khăn khi lớn lên, nhưng vấn đề lớn nhất, chính là sự tức giận.

Tôi đã vô cùng ghét bỏ mẹ tôi, vì không thể hiểu tại sao bà không bỏ được rượu cho tôi. Đã có lúc, tôi nói nếu mẹ thương tôi, mẹ sẽ bỏ rượu vì tôi, nhưng không. Cuối cùng, mẹ tôi cũng tỉnh táo khi tôi hai mươi tuổi, nhưng với tôi là đã quá muộn, và tôi vẫn mang hai mươi năm oán giận đối với bà.

Ngoài sự tức giận đối với mẹ tôi, tôi còn có thêm sự tức giận đối với phần còn lại của thế giới.

Bây giờ, khi nhìn lại, tôi thấy những sự giận dữ có vẻ hoàn toàn điên rồ. Tôi lớn lên với cuộc sống gia đình không bình thường. Những đứa trẻ đồng lứa có cha mẹ tuyệt vời, những người đã kiếm được một số tiền kha khá và có thể mua cho chúng bất cứ thứ gì chúng muốn. Nhưng đó không chỉ là những thứ vật chất; bọn chúng thực sự có cha mẹ và các thành viên gia đình quan tâm đến chúng.

Tức giận mọi lúc thật mệt mỏi, nhưng đó là cách duy nhất tôi tựa vào để lớn lên. Vì điều này, tôi đã trút giận lên bất cứ ai đi qua tôi. Tôi đã làm tổn thương nhiều người trong suốt cuộc đời mình bằng cách nói những điều tổn thương nhất mà tôi có thể nghĩ đến, và sau đó tôi cảm thấy vô cùng tội lỗi về điều đó. Trong khi tôi nghĩ rằng mọi phụ nữ tôi hẹn hò đều có lỗi, tôi có thể nhìn lại quá khứ của mình và thấy tôi âm tính như thế nào đối với bất kỳ ai không may hẹn hò với tôi.

Tôi quên đề cập rằng bản thân tôi đã biến thành một người nghiện ma túy và nghiện rượu vào khoảng mười tám tuổi, nhưng tôi đã tỉnh táo vào sinh nhật lần thứ hai mươi bảy của mình vào năm 2012.

Sau đó, tôi tham gia một chương trình phục hồi, và học được một điều là sửa đổi. Việc tập sửa đổi cách đối thoại với những người mà tôi gây sự tổn thương trong quá khứ, là điều giúp tôi tha thứ cho bản thân.

Tôi nhận ra mình mình là hình mẫu của một người thích phản ứng hơn là trả lời. Bất cứ khi nào tôi phản ứng kém, tôi phải hạ mình để xin lỗi. Tôi cần phải tìm ra cách để kiểm soát cơn giận của mình trước khi nó đến thời điểm đó, và đó là khi tôi tìm thấy ý thức chánh niệm.

Sau ba năm ý thức về sự tỉnh táo cần thiết, tôi nhận ra giá trị của chánh niệm. Sự tức giận của tôi gần như không còn tồi tệ như trước nữa, nhưng nó vẫn âm ỉ ở đó. Tôi biết rằng tôi vẫn còn rất nhiều việc phải cải thiện bản thân, vì vậy tôi đã thử thực hành chánh niệm.

Tôi bắt đầu với thiền, và ngay lập tức hiểu nó tạo nên những biến đổi trong cuộc sống của tôi, nhưng tôi đã không nhận ra nó sẽ giúp tôi nhiều như thế nào với các vấn đề tức giận của tôi.

Một trong những lý do khiến tôi yêu thích việc thực hành chánh niệm là vì mình có thể chọn lựa cách thức nào thích hợp với mình. Khi tôi bắt đầu giới thiệu các thực hành khác nhau như đi bộ chánh niệm, lắng nghe chánh niệm và giao tiếp chánh niệm, tôi đã trở nên chánh niệm hơn trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Điều tôi bắt đầu nhận ra là tôi chỉ thừa nhận sự tức giận của mình khi tôi sẵn sàng bùng nổ, và nó thường là thứ đã tích tụ trong một thời gian. Chánh niệm và tĩnh lặng trong suy nghĩ khiến tôi nhận ra một số nguồn cơn kích hoạt cơn giận dữ của tôi, bao gồm:

Bị thiếu tôn trọng

Nghe thấy sự nói dối

Bị nói chuyện không ngang hàng

Không được đối xử công bằng

Không được tin tưởng

Không được đánh giá cao

Hãy dùng hình ảnh các bậc âm lượng của sự tức giận để mô tả, chánh niệm đã giúp tôi bắt đầu nhận ra tức giận ở bậc âm lượng một hoặc hai, chứ không phải ở mức chín hoặc mười. Và khi cơn giận của tôi đạt đến âm lượng cao nhất, tôi thấy nó đang kiểm soát tôi hơn là tôi làm chủ nhân của nó.

Chánh niệm hơn trong suốt cả ngày đã cho tôi cơ hội để không chỉ phát hiện ra sự tức giận của mình trong giai đoạn đầu, mà còn cho phép tôi đối xử với với chính mình bằng lòng trắc ẩn và sự tò mò.

Bây giờ, khi tôi cảm thấy sự tức giận nhen nhúm trong cơ thể hoặc tâm trí của mình, tôi thực sự tò mò. Tôi hít một hơi sâu, bình tĩnh và chỉ đơn giản nghĩ, “Điều đó thật thú vị. Tại sao tôi lại cảm thấy như vậy trong tình huống này?”

Chánh niệm giúp giải mã tâm trí và giúp tôi đi đến gốc rễ của những gì đang thực sự xảy ra trong tâm trí của chính tôi. Thông thường, tôi thấy rằng sự tức giận của mình dựa trên những hoàn cảnh hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của tôi, hoặc chúng xuất hiện, dựa trên những hoàn cảnh được liên tưởng đến.

Có lẽ cách sâu sắc nhất mà chánh niệm đã ảnh hưởng đến tôi là nó đã khiến tôi nhận ra rằng sự tức giận của tôi thường dựa trên các hệ thống niềm tin khép kín, một định kiến có sẳn.

Một thực hành tuyệt vời mà bạn có thể bắt đầu sử dụng là giao tiếp chánh niệm. Điều này liên quan đến việc có mặt tỉnnh táo đầy đủ trong một cuộc trò chuyện, liên quan đến việc lắng nghe đồng thời lưu tâm, tự phân tích đến những gì xuất hiện trong tâm trí và cơ thể của chính bạn.

Hãy thử bắt đầu thực hành điều này với một người mà lâu nay bạn không có sự hòa hợp tốt, nhưng không phải là người khiến bạn dễ phản ứng tức thì. Nếu điều này là quá khó tìm, bạn có thể thử xem các bài đăng trên mạng xã hội hoặc xem tin tức và ngẫm nghĩ về các cảm xúc bất ngờ xuất hiện của mìh.

Hãy nhớ, trong các đối thoại, thay vì phán xét, bạn chỉ cần tò mò. Hãy bị cuốn hút bởi lý do tại sao cơ thể và tâm trí của bạn lại phản ứng theo cách của chúng trong thời điểm đó. Khi bạn đối xử với những suy nghĩ và cảm giác này một cách bình thản, bạn sẽ ít có khả năng phản ứng kém như tôi đã có trong tình huống này.

Tôi ước ao nhiều người có thể thực sự hiểu được việc thực hành chánh niệm đã thay đổi tôi đến mức nào. Bất cứ khi nào tôi nhìn thấy những hành động bạo lực vô nghĩa như bạo lực gia đình, ẩu đả giữa những người lạ, hoặc thậm chí giết người xảy ra do ai đó không có khả năng kiểm soát cơn giận của họ, tôi chỉ nghĩ rằng thế giới này sẽ khác đi biết bao nhiêu, nếu như những người đó học được sự kiểm soát bản thân với chánh niệm.

 

Tác giả Chris Boutté là người đã phải vật lộn với chứng trầm cảm, lo lắng và nghiện ngập trong phần lớn cuộc đời của mình. Sau khi tỉnh táo vào năm 2012, anh ấy đang thực hiện sứ mệnh cải thiện sức khỏe tinh thần cũng như sự tỉnh táo của mình khi tìm thấy chánh niệm như một ví dụ để hướng dẫn những người cùng căn chứng. Những câu chuyện của Chris Boutté có thể tìm thấy thêm từ sách HOPE: How I Overovercome Depression, Anxiety and Addiction.

 

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: