Xem phim truyền hình Hàn Quốc, cải thiện sức khỏe tâm thần?

(Hình minh họa: Ethan Brooke/Unsplash)

Thời gian gần đây, sức hấp dẫn toàn cầu của phim truyền hình Hàn Quốc, còn gọi là K-drama, ngày càng trở nên mạnh mẽ và rõ rệt.

Tại Trung Quốc, “My Love from the Star” có tỷ suất người xem cao hơn cả các phim sản xuất nội địa. Series “Kingdom” (2019) đánh dấu mốc là loạt phim gốc Hàn Quốc đầu tiên được công chiếu trên nền tảng Netflix, mang phim Hàn Quốc tới gần hơn thị trường Âu Mỹ.

Mặc dù Hàn Quốc có một nền điện ảnh đáng tự hào so với khu vực và thậm chí trên toàn thế giới, nhưng chính K-drama mới thực sự là nhân tố thúc đẩy sự tấn công ồ ạt của làn sóng văn hoá Hàn Quốc Hallyu – cách Hàn Quốc quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới. K-drama thường được phát từ 16 – 24 tập, trừ các dòng phim cổ trang hoặc phim gia đình có thể kéo dài tới 50 tập. Không giống như các series phim truyền hình dạng tương tự của Mỹ thường kéo dài nhiều mùa, đa số phim Hàn Quốc chỉ chiếu trong một mùa duy nhất.

Nếu bạn đã từng xem hết một mùa phim truyền hình Hàn Quốc như “Squid Game” hay “Crash Landing On You,” có khả năng là phim sẽ cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn. Một chuyên gia người Mỹ gốc Hàn cho biết.

Giá trị sản xuất cao, diễn xuất đỉnh cao và các ngôi sao hấp dẫn đã giúp đưa các chương trình truyền hình Hàn Quốc lên vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng lượng người xem toàn cầu.

Nhà trị liệu Jeanie Chang nói có những lý do sâu xa hơn khiến nhiều người bị cuốn hút bởi những bộ phim của Hàn Quốc. Với cốt truyện giống như phim truyền hình dài tập giải quyết mọi thứ, từ những bi kịch đến niềm vui của tình yêu mới, việc xem phim truyền hình Hàn Quốc có thể giúp mọi người kết nối lại với cảm xúc của chính mình hoặc vượt qua chấn thương mang đến cho các chương trình sức mạnh chữa lành vượt qua bối cảnh văn hóa của họ.

Tất cả chúng ta đều có áp lực và kỳ vọng từ gia đình, xung đột, chấn thương, hy vọng, việc xem các chủ đề nặng nề được xử lý thành công trên màn ảnh có thể thay đổi khả năng giải quyết những thách thức trong thế giới thực của mọi người.

Đối với Chang, người sinh ra ở Seoul nhưng lớn lên ở Hoa Kỳ, K-drama đặc biệt hữu ích trong việc giúp cô kết nối lại với nguồn gốc của mình, điều mà cô đã từ chối khi còn nhỏ vì muốn hòa nhập.

Lượng người xem K-drama toàn cầu bùng nổ trong vài năm qua, với nhiều khán giả ở nước ngoài, đặc biệt là ở các thị trường lớn như Hoa Kỳ, chuyển sang xem phim Hàn Quốc trong thời kỳ đại dịch.

Dữ liệu của Netflix cho thấy từ năm 2019 đến năm 2022, lượng người xem phim truyền hình và phim Hàn Quốc đã tăng gấp sáu lần và phim truyền hình Hàn Quốc hiện là nội dung không phải tiếng Anh được xem nhiều nhất trên nền tảng này.

Giáo viên Jeanie Barry đã khám phá ra K-drama thông qua một đám tang gia đình, khi người bạn giới thiệu một bộ phim truyền hình – “It’s Okay to Not Be Okay” năm 2020 mà cô nghĩ có thể giúp cô vượt qua giai đoạn khó khăn. “Cách mà nền văn hóa này đối phó với chấn thương, trầm cảm, thực sự đã chạm đến trái tim tôi. Có rất nhiều nước mắt trong những bộ phim đó, nhưng bộ phim cũng khiến tôi thấy rằng có một ánh sáng ở cuối đường hầm,” Barry nói với AFP.

Ngay lập tức bị cuốn hút, Barry cho biết cô đã xem 114 bộ phim truyền hình K-drama kể từ khi khám phá ra thể loại này và thực sự từ bỏ việc xem truyền hình tiếng Anh. Những bộ phim trở thành liệu pháp tâm lý tuyệt vời đối với cô.

Một thành viên khác trong chuyến tham quan là Erin McCoy, cho biết cô đã phải vật lộn với chứng trầm cảm cho đến khi khám phá thể loại này và thực sự từ bỏ việc xem truyền hình tiếng Anh.  K-drama giúp cô kiểm soát các triệu chứng của mình.

Một chuyên gia cho biết ý tưởng rằng việc xem liên tục K-drama giúp ích cho sức khỏe tâm thần nghe có vẻ phóng đại, nhưng nó phù hợp với các ý tưởng trị liệu tâm lý đã có từ nhiều thập niên trước.

Im Su-geun, giám đốc một phòng khám tâm thần ở Seoul, chia sẻ với AFP: “Xem phim truyền hình Hàn Quốc có thể có lợi cho chứng lo âu và trầm cảm theo quan điểm của liệu pháp nghệ thuật.”

K-drama – hay truyền hình và điện ảnh nói chung – có thể giúp người xem hiểu sâu hơn về các tình huống từ một góc nhìn mới, nuôi dưỡng các giá trị lành mạnh và gợi ý giải pháp cho các vấn đề của họ.

Ông cho biết, chẳng có bác sĩ nào kê đơn cho bệnh nhận là “xem phim Hàn Quốc,” nhưng nếu một nhà trị liệu giới thiệu một bộ phim truyền hình cụ thể liên quan đến trường hợp của bệnh nhân, thì liệu pháp này có thể hữu ích.

(theo Japan Today)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: