80 chưa phải là già…

(Hình minh họa: micheile-henderson/Unsplash)

Vào những năm gần đây, Bill Kingrea, cư dân Elkton luôn “chơi lớn” khi tổ chức sinh nhật của mình. “Vào sinh nhật lần thứ 80, tôi đi khinh khí cầu, và vào sinh nhật lần thứ 87, tôi đi đu dây,” Kingrea chia sẻ.

Nhưng năm nay có thể là lễ kỷ niệm sinh nhật đầy tham vọng nhất của ông, khi ông lên đường vào thứ năm để đi bộ 107 dặm trên Đường mòn Appalachian từ Waynesboro đến Front Royal.

Kingrea cho biết ông nảy ra ý tưởng này sau khi nghe về một người đàn ông 83 tuổi đã hoàn thành Đường mòn Appalachian và trở thành người lớn tuổi nhất làm được điều đó. Kingrea thố lộ ông biết mình không thể hoàn thành toàn bộ 2,200 dặm, nhưng ông nghĩ lại” “Sao lại không nhỉ?” Ông vẫn có thể hoàn thành một phần – với bước ngoặt đặc biệt, và dự định sẽ dành một tháng cho việc này. Nếu có thể, sẽ biến đó thành một hoạt động gây quỹ.

Kingrea kết hợp tình yêu trọn đời của mình là đi bộ cho hoạt động tình nguyện của các tổ chức phi lợi nhuận trong khu vực là Hope Distributed có trụ sở tại Harrisonburg. Đó là lý do tại sao tổ chức này được chọn là đơn vị thụ hưởng cho hoạt động gây quỹ đi bộ đường dài của ông, đặt tên là Hike for Hope (Đi bộ vì hy vọng).

Hope Distributed phục vụ 1,200 người và gia đình mỗi tháng với thực phẩm, quần áo cùng với các sản phẩm chăm sóc trẻ em và vệ sinh. Giám đốc điều hành Jeff Wilhelm cho biết nhu cầu đó ngày càng tăng.

Wilhelm kể về câu chuyện của cụ Bill: “Thật tuyệt vời khi có một người như Bill, với việc đi bộ đường dài, đầy nhiệt huyết và động lực, ông chọn di chuyển để phục vụ cho một mục đích lớn hơn. Ở tuổi 88, tôi chỉ hy vọng đi được 107 feet, chứ đừng nói đến 107 dặm, vì vậy những gì Bill đang làm thay mặt chúng tôi thật tuyệt vời và quan trọng hơn, đó là dành cho người dân Harrisonburg và Quận Rockingham, những người thực sự cần sự giúp đỡ.”

Bill cho biết con gái ông sẽ đến từ Texas để giúp chăm sóc vợ ông trong khi ông thực hiện chuyến đi kéo dài một tháng, và ông sẽ có ít nhất một người đi cùng mỗi ngày với mục tiêu hoàn thành chuyến đi bộ đường dài 107 dặm trước sinh nhật của ông vào ngày 17 Tháng Mười.

“Nếu tôi không hoàn thành trước ngày 17, tôi sẽ hoàn thành ở đâu đó trên đường đi. Tôi vẫn muốn đi được khoảng 100 dặm. Tôi không quá mệt mỏi, mà luôn tràn đầy năng lượng. Tôi không biết khi nào thì nên dừng lại,” Kingrea nói.

Câu chuyện cuộc đời của Fauja Singh tại vùng nông thôn Punjab, Pakistan bắt đầu vào ngày 11 Tháng Tư, Năm 1911. Sinh ra với thể trạng yếu, Fauja Singh không thể đi lại trước năm tuổi. Sự yếu đuối từ nhỏ đã ngăn cản ông đến trường, vì vậy ông lớn lên trong cảnh mù chữ. Phải mất 15 năm ông mới có thể đi lại tốt trên đôi chân khẳng khiu của mình, điều này khiến ông được đặt biệt danh là Danda có nghĩa là “cây gậy.”

Chuyển đến London, Fauja Singh bắt đầu chạy bộ như một sở thích vào giữa những năm 80 tuổi, một ngày nọ khi đang xem một chương trình truyền hình, ông biết về chạy marathon và quyết định thử sức.

Năm 1999, ở tuổi 88, Fauja Singh chạy marathon 20 km đầu tiên của mình thay mặt cho các bệnh nhân ung thư. Sau khi hoàn thành cuộc đua, Fauja Singh cảm thấy ý nghĩa, mục đích và sự viên mãn đã trở lại với cuộc sống của mình vì ông có thể làm điều gì đó cho ai đó.

Niềm đam mê chạy marathon theo đuổi Singh cả cuộc đời còn lại. Vận động viên chạy bộ Fauja Singh tiếp tục chạy để kỷ niệm sinh nhật thứ 113, là ngày 1 Tháng Tư, năm 2024.

Tại Quảng Ninh, Việt Nam, người dân rất quen thuộc với hình ảnh một cụ bà hay chạy marathon. Bất kể mưa hay nắng, mùa đông hay mùa hè, địa hình bằng phẳng hay dốc cao, vận động viên marathon, nữ vận động viên cao tuổi là bà Nguyễn Thị Việt Dung, 84 tuổi, vẫn bền bỉ chạy 10km mỗi ngày, đều đặn từ 4h30 sáng. Với người trẻ tuổi, cự ly 10km cũng đã là một thách thức.

Cụ Việt Dung nổi danh trong giới chạy marathon tỉnh Quảng Ninh khi tham gia mọi giải chạy với niềm đam mê thể thao mãnh liệt. Ở ngoài tuổi 80, cụ còn có sở thích sưu tầm huy chương và quần áo của mỗi giải chạy. Đây là niềm đam mê mà rất ít người ở tuổi của cụ theo đuổi được.

‘Trước đây tôi đi bộ. Nhưng sau khi thấy mọi người chạy được thì mình cũng cố chạy,” cụ Dung nói về hành trình đến với marathon. Theo cụ, chạy giúp tim, phổi của mình khỏe ra. Trước đây đi thì người ta bảo bị nhức đầu gối nhưng sau khi chạy thì thấy đầu gối không đau, chuyển động tốt. Ở tuổi của bà nhiều người không ngồi xổm được nhưng bà vẫn bình thường.

Cụ Dung chia sẻ từng xấu hổ khi ra đường chạy bộ ở tuổi thượng thọ. Nhưng niềm đam mê chạy bộ đã giúp cụ vượt qua nỗi ngại ngùng và duy trì hoạt động này cho đến giờ.

Hóa ra, tuổi tác không phải là vấn đề với những con người có đủ nghị lực để vượt qua mọi rào cản, trong đó tuổi tác là quan trọng nhất. Thế nên, 80 chưa phải là già!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: