Những vật dụng chứa nhiều vi khuẩn hơn… cái bồn cầu

Có nhiều thứ chứa nhiều hơn cái bồn cầu. (Hình minh họa: Unsplash)

Nhiều người sẽ bất ngờ bởi số lượng vi khuẩn tồn tại trong một số vật dụng quen thuộc hàng ngày, nhiều hơn cái bồn cầu.

Nếu phải kể ra những đồ dùng, khu vực nhiều vi khuẩn nhất trong nhà, đa số mọi người sẽ nghĩ tới: bồn cầu, thùng rác, cống… Tuy nhiên, có những vật dụng khác mà chúng ta tiếp xúc nhiều hơn lại còn bẩn hơn cả bồn cầu mà lại không hề hay biết.

Tổng hợp dữ liệu từ nhiều nghiên cứu và tự khảo sát, Bác Sĩ Hoang Xuan ở Trung Quốc đã liệt kê ra top 10 vật dụng chứa cả ổ vi khuẩn nhưng ít ai quan tâm đến việc làm sạch thường xuyên nhất. Đó chính là:

Bình giữ nhiệt

“Tiện dụng, quen thuộc nhưng cũng đầy vi khuẩn và rất ít khi được vệ sinh kỹ” là những gì ông Xuan nói về vật dụng này. Theo ông, nhiều người không nhận ra rằng việc tiếp xúc miệng với đồ vật, nhất là lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Đồng thời cũng tạo điều kiện để nhiễm khuẩn gây hại tới sức khỏe con người.

Bác sĩ nhắc nhở nên vệ sinh bình giữ nhiệt ít nhất một lần mỗi ngày. Sử dụng bột baking soda hoặc natri percarbonate làm hai chất tẩy rửa và sử dụng bàn chải làm sạch mềm để đạt được kết quả gấp đôi mà chỉ tốn một nửa công sức. Khi uống, nếu được, hãy dùng cốc riêng sau đó rửa sạch hoặc tránh xa miệng một chút, lau miệng bình sau khi uống.

Chuột và bàn phím máy tính

Không ít người lau màn hình máy tính nhưng lại quên mất chuột và bàn phím máy tính bẩn như thế nào. Ngoài bụi bẩn tích tụ, những thứ này dễ bị nhiễm bẩn thông qua ngón tay, khi người dùng ai có thói quen ăn uống khi làm việc, và thỉnh thoảng còn hắt xì văng nước miếng tùm lum.

Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện số lượng vi khuẩn trên bàn phím, chuột máy tính nếu không làm sạch trong thời gian dài, còn bẩn hơn bồn cầu. Cụ thể, vi khuẩn ở bàn phím có thể nhiều gấp 20,598 lần so với trên bệ toilet, còn vi khuẩn ở chuột gấp 45,670 lần so với tay cầm/nút nhấn xả bồn cầu.  Vì thế, việc khử trùng bàn phím và chuột mỗi ngày là điều cần làm.

Đầu vòi hoa sen

Đầu vòi hoa sen là thứ chúng ta dùng để vệ sinh cơ thể hàng ngày thật ta lại rất bẩn và ít khi được làm sạch nhưng lại có kết cấu dễ tích tụ bụi bẩn, ẩm ướt nên là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Khi sử dụng sẽ gây nguy cơ nhiễm trùng cho cơ thể, nhất là với những người có hệ thống miễn dịch kém.

Nghiên cứu của The University of Manchester ở Anh chỉ ra rằng các lỗ nước trên vòi sen sẽ tích tụ cặn 3 tháng một lần và hàm lượng vi khuẩn trong vòi sen không sạch sẽ cao hơn nước trong bồn cầu sau khi xả. Như vậy tắm rửa với đầu vòi hoa sen bẩn không khác gì bạn đang tắm với nước trong bồn cầu.

Thớt

Lượng vi khuẩn trong thớt thậm chí còn tệ hơn so với đầu vòi hoa sen vì thường xuyên tiếp xúc với thịt sống và các nguyên liệu khác nên dễ bám bụi bẩn, vi khuẩn. Nhất là nếu bạn không rửa thớt ngay sau khi sử dụng. Càng nguy hại hơn với các loại thớt gỗ dễ ngấm nước, bị trầy xước và nấm mốc.

Theo nghiên cứu, trung bình một hộ gia đình sử dụng thớt trong bảy ngày sẽ có hơn 200,000 vi trùng trên mỗi cm vuông. Trên một chiếc thớt gỗ đã sử dụng được 2 tháng, tổng số vi trùng trên đó gấp 12 lần bồn cầu.

Do đó, mọi người cần rửa thớt ngay sau khi sử dụng, dùng hóa chất tẩy rửa đúng cách, để khô ráo, tránh nấm mốc và thay thớt định kỳ.

Vỏ gối ngủ

Vật dụng bẩn nhất nhưng lại ít được chú ý vệ sinh nhất trong phòng ngủ là gối ngủ, vì bạn tiếp xúc gần gũi với chiếc gối mỗi đêm khi ngủ, nhưng lượng dầu tiết ra từ mặt và da đầu cũng như gàu trên tóc cứ tích tụ trên đó mỗi ngày. Đặc biệt, nhiều người vì quá mệt mỏi mà không tẩy trang, rửa mặt sau một ngày dài nằm lên gối. Vỏ gối cũng có thể bị bẩn do mồ hôi, đồ dưỡng da, thú cưng…

Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy nếu vỏ gối không được giặt trong một tuần, lượng vi khuẩn bám vào chúng cao gấp 17,000 lần so với bệ bồn cầu. Đương nhiên bụi bẩn và vi khuẩn cũng sẽ tồn tại ở bên trong ruột gối. Lời khuyên là nên giặt hoặc thay vỏ gội ít nhất 2 lần 1 tuần. Sau 6 tháng nên thay mới một lần hoặc bất cứ khi nào nó quá bẩn.

Giẻ lau

Mặc dù giẻ lau thường gắn liền với bụi bẩn, nhưng vật dụng này lại bẩn hơn bạn nghĩ rất nhiều. Lượng vi khuẩn trên giẻ lau lên tới 875 triệu trên mỗi cm vuông, thậm chí còn nhiều hơn cả bồn cầu. Những vi khuẩn này bao gồm vi khuẩn E. coli gây bệnh, Staphylococcus aureus, Streptococcus… và chúng rất nguy hiểm. Vì vốn là giẻ lau nên nhiều người không chú trọng làm sạch hoặc làm sạch ngay sau khi dùng.

Bác sĩ khuyên nên ngâm giẻ lau trong nước tẩy hoặc nước nhiệt độ cao để khử trùng thường xuyên. Nếu giẻ có vết ố vàng hoặc đen thì nên vứt bỏ ngay.

Bàn chải đánh răng

Mọi người đều sử dụng bàn chải đánh răng để làm sạch răng mỗi ngày nhưng nhiều người lại bỏ qua sự sạch sẽ của bàn chải đánh răng. Bàn chải đánh răng có lông dày dễ bám bụi bẩn. Ngoài ra, phòng tắm được giữ ẩm và không được thông thoáng trong thời gian dài khiến hàm lượng vi khuẩn trên bàn chải đánh răng thậm chí còn cao hơn cả nước trong nhà vệ sinh, khiến răng bạn càng chải càng bẩn.

Bác sĩ khuyên nên rửa bàn chải trước khi chét kem đánh răng và thay bàn chải sau mỗi 6 – 8 tuần hoặc bất cứ khi nào thấy nấm mốc, hư hại. Đặc biết không nên để bàn chải gần khu vực bồn cầu, cống thoát nước, tốt nhất là đặt nơi thông thoáng, có gió hay nắng.

Điện thoại di động

Điện thoại di động hóa ra lại là nơi vi khuẩn sinh sôi nảy nở, nhưng lại được… đụng chạm nhiều nhất. Ngoài việc chụp ảnh, liên lạc và trò chuyện, dùng khi ăn uống, nhiều người còn mang điện thoại cả vào nhà vệ sinh.

Nghiên cứu của Stanford University chỉ ra một chiếc điện thoại di động bình thường có nguy cơ nhiễm vi khuẩn cao gấp 18 lần so với chiếc bồn cầu tại các nhà vệ sinh công cộng. Cụ thể là cứ 1 inch vuông trên chiếc điện thoại chứa khoảng 25,107 con vi khuẩn, so với bồn cầu là 1,201 con vi khuẩn/1 inch vuông.

Khăn tắm

Khăn tắm là nơi trú ngụ tuyệt vời của vi khuẩn bởi mỗi lần sử dụng, nhưng mọi người lại chuyển đám vi khuẩn tự nhiên trên da lên bề mặt khăn, cùng với vô số loại vi khuẩn khác chúng ta mang theo trên người. Cộng thêm môi trường bẩn và ướt trong nhà tắm càng tạo điều kiện cho chúng sinh sôi.

Vì vậy bạn nên giặt khăn tắm sau mỗi lần dùng, sau đó phơi ở nơi thoáng khí, tốt nhất là có nắng. Thay mới từ 3 đến 4 tháng một lần hoặc bất cứ khi nào bị ố vàng, nấm mốc.

Nghiên cứu University of Arizona phát hiện gần 90% những chiếc khăn tắm bị nhiễm vi khuẩn coliform (dạng trực khuẩn ruột – đây là những sinh vật biểu thị sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh trong nước). Điều đáng nói là 14% trong số đó có chứa khuẩn E.coli. Họ còn phát hiện ra dấu vết của salmonella – khuẩn làm cho thức ăn trở nên độc. Khăn tắm bẩn cũng gây bệnh da liễu.

Máy giặt

Vật dụng này cũng chứa nhiều vi khuẩn, nhưng ít ai biết. Những cặn bẩn từ bột giặt, vết bẩn cũng như dầu mỡ dính trên quần áo sẽ tạo thành mảng bám, bám lên nhiều bộ phận khác nhau trên máy giặt. Lồng máy giặt thường chứa lượng vi khuẩn lớn hơn rất nhiều lần so với bồn cầu nếu không được vệ sinh thường xuyên.

Nghiên cứu của University of Arizona kết luận: “Bên trong máy giặt chứa đầy vi khuẩn. Nếu máy giặt không được làm sạch thường xuyên, rất có nguy cơ quần áo sẽ bị nhiễm vi khuẩn và trong quá trình giặt, gây lây nhiễm chéo. Sau khi giặt đồ lót, có khoảng 1 tỷ vi khuẩn E. coli.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: