“Minh Mạng Thập Tứ, Thằng Trứ phá đền” là gì?

Ông Dương Văn Minh (Getty Images)

Bài Hai

Dẫn Nhập:

Xin nói về Người/Nhân vật (có thật trong lịch sử) Moïse gốc Do Thái sinh ở Ai Cập. Ông có tên Moïse (Theo Ngữ Âm Do Thái có nghĩa là “Người được cứu từ nước”, do sự tích ông được cứu từ một chiếc bè nhỏ bởi một công chúa con của Pharaon, vua Ai Cập. Lớn lên, ông phạm tội giết một người Ai Cập vì người nầy đánh chết một người Do Thái/Gốc tộc của ông. Moïse trốn vào sa mạc cưới vợ, trông coi đàn cừu của bố vợ cho đến năm 80 tuổi. (Số 80 là niên hạn thứ hai của chu kỳ 40 năm một).

Moïse được Đấng Thiêng Liêng/Thiên Chúa hiện ra qua hình thái Ngọn Lửa trong bụi gai chuyển cho ông sứ mạng: Đưa dân Do Thái ra khỏi Ai Cập về Đất Hứa Canaan. Ông chết vào tuổi 120 trên ngưỡng miền Đất Hứa nầy. Bỏ qua những “chi tiết thần thoại” như lần vượt Hồng Hải do phép lạ của Thiên Chúa làm biển hóa cạn khô xong khi đoàn người Do Thái đi qua thì biển khép lại! Chúng ta chỉ đề cập sự kiện: Đoàn người Do Thái đã vượt qua biển, đi trong sa mạc 40 năm – Năng lực vật thể và tinh thần nào giúp một người chăn cừu 80 tuổi đưa một dân tộc đi qua sa mạc trong 40 năm? Lấy gì để ăn? Lấy gì để uống? Và đâu là phương hướng để nhắm về vùng gọi là Đất Hứa (có thật)?!

Nhân vật/Người thứ hai, tên đọc theo âm Hán–Việt, Bồ-đề-đạt-ma dịch nghĩa là Giác Pháp (Tiếng Phạn, Bodhidharma; Tiếng Nhật, Bodai daruma). Ông người gốc Ấn Độ, sinh sống trong khoảng 470-543. Ông được tuyên xưng là người khai sáng Thiền Học và Võ Thuật Trung Hoa. Những thông tin cụ thể có Sử Tính (thật) về tiểu sử Bồ Đề Đạt Ma có rất ít, nếu không nói chẳng có gì nhiều, chủ yếu chỉ là truyền thuyết.

Chỉ biết chắc rằng ông có đến đất Trung Hoa, nhưng thời điểm cũng khác nhau, một trong những thuyết nói rằng ông đến vào triều đại Lưu Tống (420-479) hay muộn hơn vào triều đại nhà Lương (502-557) qua “sự kiện có thật”: Đạt Ma đã bàn luận Đạo với Lương Võ Đế (502-549). Ông là Tổ Thứ 28 và cuối cùng sau Phật Thích Ca Mâu Ni của Thiền Tông Ấn Độ, và là Tổ Thứ Nhất của Thiền Tông Trung Hoa: Là những yếu tố/chứng liệu lịch sử Có Thật.

Bài viết loại bỏ những truyền thuyết: Đạt Ma diện bích 9 năm, chiếc bóng in lên vách đá thành hình người; Sau 9 năm (Số 9 có tính tượng trưng/Như 40 năm của Moise), từ Trung Hoa ông dùng khinh công chạy trở về Ấn Độ (hay Tây Tạng?), chạy nhanh quá [có người (thật) thấy] nên đánh rơi chiếc dép!

Tranh của Đạt Ma có hình ông vác chiếc gậy mang một chiếc dép! Bài viết chỉ đề cập lại với câu hỏi thực tế: Đạt Ma Sư Tổ dùng (với) khả năng gì/như thế nào để đi Trung Hoa từ Ấn Độ (hoặc Tây Tạng) xong chạy trở về? Khả năng gì/như thế nào đưa ông lên núi Thiếu Thất (ở đâu) để lập Võ Phái Thiếu Lâm/Sự kiện có thật.

Trở lại với luận giải sấm ký: “Minh Mạng Thập Tứ”” qua giải thích ở Phần #4/Bài Một là: “Minh Mạng Thập Tứ được/phải được ĐỌC RA THỜI ĐIỂM 30-4-75”.

Nay, Bài Hai tiếp tục trình bày: Tại sao có “Minh Mạng Thập Tứ?” Và từ đâu, như thế nào là: “Thằng Trứ phá đền”? Và đâu là liên kết với ngọn đồi mang Số Hiệu 1515 mà Trường Đà Lạt đã được dựng lên?

I/ Trước nhất và cụ thể là Biến Cố 30/4/1975 có liên quan trực tiếp đến một nhân tố hàng đầu mang tính quyết định: Trung Tướng Dương Văn Minh – Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng – Nhân sự, tổ chức, điều hành cuộc binh biến 1 Tháng 11, 1963 – Biến cố đưa đến kết thúc, Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Cố Vấn Ngô Đình Nhu bị thảm sát; Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ: Tiền đề ắt có và đủ của lần sụp vỡ Miền Nam, 30 Tháng 4, 1975 mà vẫn không với ai khác: Chính là Đại Tướng Dương Văn Minh được Tổng Thống Trần Văn Hương trao quyền lãnh đạo quốc gia trong chiều ngày 28/4/1975.

Cần nói rõ, phần sau tiếp trình bày sự kiện “Thằng Trứ phá đền” trong sấm ký qua thực tế lịch sử chứ không là phê phán đúng/sai về con người và lịch sử đã xẩy ra tại 5:30 chiều ngày 28/4/1975.

Trong bài diễn văn đọc trước Lưỡng Viện Quốc Hội, ngày 26/4/1975, Tổng Thống Trần Văn Hương cho biết đã tiếp xúc với Đại Tướng Dương Văn Minh để mời ông Minh đảm nhiệm chức vụ Thủ Tướng. Nhưng ông Minh không chịu mà đòi phải nhường cho ông chức Tổng Thống. TT Hương đã diễn đạt (theo trí nhớ của người viết): “Chức tổng thống không phải là là cái mùi-soa mà tôi rút ra trao cho đại tướng!” Nhưng ông Minh nài nỉ: “Xin thầy (TT/Hương vốn là một thầy giáo) hãy “hy sinh” thêm một lần nữa!”. Ngày hôm sau (27/4) lưỡng viện Quốc Hội họp, đồng ý sửa lại Hiến Pháp để TT/Trần Văn Hương trao Quyền Tổng Thống cho ĐT/Dương Văn Minh nhằm thương thuyết với phía cộng sản. Chỉ có hai phiếu chống đối của Chủ Tịch Quốc Hội Trần Văn Lắm và Dân Biểu Phạm Văn Út.

Cuối cùng, 5:30 chiều ngày 28/4/1975, TT/TVHương chính thức từ chức, và trao Quyền Tổng Thống cho ĐT/Dương Văn Minh. Buổi lễ trao quyền diễn ra với không khí của một đám tang, người trao và người nhận rũ xuống trong tư thế suy sụp và tuyệt vọng toàn diện. Chẳng phải đợi lâu: 10:45 sáng 30 Tháng 4, 1975 Chính Ủy Trung Đoàn Xe Tăng 203 Bùi Tùng dẫn toán bộ đội nhào vào tòa đại sảnh Dinh Độc Lập với súng cầm tay (hình ảnh còn lưu giữ).

Tùng đến trước dãy ghế có những người đang ngồi, hỏi: “Ai là Dương Văn Minh?”. Ông Minh đứng dậy, nhục nhằn khép nép: “Thưa quý quan (do thấy những ngôi sao trên quân hàm cộng sản), chúng tôi đã ngồi ở đây từ sáng để chờ quý quan đến để bàn giao chính quyền”. Chính ủy Tùng chĩa súng vào DVMinh nói to: “Các ông chẳng còn gì để bàn giao cả” – theo tài liệu của Hà Nội sau 1975. NHƯNG SỰ THẬT LÀ “TAO BẮT MÀY ĐẦU HÀNG!”

Toàn bộ nhục nhằn của bi thảm kịch “nước mất, nhà tan” hiện thực chính xác: “Minh Mạng thập-tứ. Thằng Trứ phá đền: MINH MẬP TẠNG THÚ. THẰNG TRỨ PHÁ ĐỀN”. Bởi Dương Văn Minh là BIG MINH họ DƯƠNG/CON DÊ – DẠNG TƯỚNG CON HEO (TRƯ/Con heo + Một cách chắc chắn/Dấu “Sắc”), VỚI TÁC NGƯỜI TO MẬP NHƯNG KHÔNG BÓ CHẶT XƯƠNG CỐT. Khác với dạng tướng Con Voi của Tướng Nguyễn Văn Toàn với xương thịt liền một khối chắc chắn.

Không chỉ với Ngày 30/4/1975, Dương Văn Minh/BIG MINH/MINH MẬP TẠNG THÚ đã PHÁ ĐỀN lần Nhất: Sau 1/11/1963, hủy bỏ toàn bộ Hệ Thống Ấp Chiến Lược mà Đệ Nhất Cộng Hòa đã xây dựng từ sau 1960. Nhưng “Minh Mập tạng thú/Big Minh” không chỉ là vậy. Mời xem qua Phần II.

II/Tiền đề “Minh Mạng thập-tứ. Thằng Trứ phá đền: MINH MẬP TẠNG THÚ. THẰNG TRỨ PHÁ ĐỀN” đã được hiện thực qua sự kiện: Ngày 23 Tháng 11, 1963, Trung Tướng Dương Văn Minh, Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng, Quốc Trưởng VNCH gắn cấp bậc Thiếu Úy cho Thủ Khoa Nguyễn Anh Vũ. Quý độc giả cần lưu ý các yếu tố:

#21- Ngày 23 —> = 2+ 3 = 5; 2×3 = 6; 5+6 = Số  11 —> Hai Số 1

#22- Tháng 11, năm 1963 —> Số 11 và 1+9+6+3= 19 —>  1+9=10 —>  Số 11 và Số 1

#23- Trung Tướng/Ba Ngôi Sao —>  Ba Số 1= 111

#24-Thủ Khoa NAVũ —>  Thiếu Úy NAVũ về Tiểu Đoàn1ND, tử trận Tháng 11/1964 —>  Tất cả nói rõ về  Số 1/Cũng là Số 11 với 1964 —>  1+9-6+4 = Hai số 10 —> 1+0

Nhưng không chỉ chừng ấy yếu tố (qua việc chủ tọa Lễ Mãn Khóa K.18 với Thủ Khoa NAVũ) có liên hệ đến Tướng DVMinh, chúng ta có thể nại thêm những yếu tố cụ thể:

#25- TT/NĐDiệm (Số 1) đặt viên đá đầu tiên (Số 1) xây dựng Trường Võ Bị Đà Lạt trong Ngày 5 Tháng 6, 1960. Từ đây ta có 5+6= 11; 1+9+6+0 = 7 (Con Số Linh của Thuật Số Đông lẫn Tây). Và 11+ 7 = 18 —> Lần Chủ Tọa Lễ Mãn Khóa K. 18 là nghi lễ chính thức/độc nhất (Số 1) trong suốt sự nghiệp của Tướng DVMinh tại địa điểm TT/NĐDiệm đặt viên đá xây dựng.

#26- Khóa 18 mang tên Thiếu Tá Bùi Ngươn Ngãi, người chỉ huy lực lượng thiết giáp trong ngày 1/11/1963; và Đại Úy Phan Hòa Hiệp là người đi cuối cùng của đoàn Thiết Vận Xa M113 đi đón NĐDiệm và CV/NĐNhu trong ngày 2/11/1963 – Hiện thực giấc mơ/lẫn thực tế đối với người viết (Pnn) qua /Hình Tượng XE chiếc xe bọc thép của Trung Úy Phan Hòa Hiệp treo nơi căn nhà Số 5 (thuộc quần thể Gia Tộc họ Phan, Phường Phú Cát, Huế) trước năm 1950 – Đã trình bày trong Phần Dẫn Nhập/1/Bài Một.

#27-Yếu tố “xe thiết giáp” càng chính xác hơn với Bùi Tùng (Họ Bùi/Chính Ủy đoàn 203 chiến xa CSBV) trong ngày 30/4/1975 với Dương Văn Minh tại Dinh Độc Lập như phần trên đã trình bày.

#28- Và cuối cùng Trường Võ Bị Đà Lạt/Biểu Tượng Chính của “Ngôi Đền Miền Nam/QLVNCH” xây dựng trên Đồi 1515, di tản Ngày 30 Tháng 3, 1975 với Khóa Cuối Cùng mang số 31.

Từ những yếu tố kể trên, chúng ta có tiếp những SỐ HIỆU không thể phủ nhận:

281/ Đồi 1515 —> 15+15 =30 —> Hai Số 5 —> 2+5=7 —> 75 —> 30 Tháng 3, 75

-282/Để hiện thực cụ thể hơn cho những luận giải trên, cần lưu ý thêm sự kiện: Khóa 17 Võ Bị mãn khóa Ngày 30 Tháng 3, 1963 – TT/NĐDiệm chủ tọa lần cuối cùng với quyết định đặt tên khóa là Lê LaiBiểu Tượng Hy Sinh của Lịch Sử Dân Tộc Việt – Là cụm từ “HY SINH” mà ĐTg/DVMinh đã thúc giục TTg/TVHương trao quyền”.

-283/ Khóa 31—> 3 Số 1 —> Ngày 1/11/1963: Ngày Dương Văn Minh phá ngôi đền lần thứ nhất. Cũng là Ba Vạch Đỏ trên nền Vàng của Quốc Kỳ Quốc Gia Việt Nam/Việt Nam Cộng Hòa, hậu thân Cờ Quẻ Ly của Đế Quốc Việt Nam thời Chính Phủ Dân Chủ đầu tiên của Thủ Tướng Trần Trọng Kim với Hoàng Đế Bảo Đại – Hoàng đế cuối cùng của 13 Vua Triều Nguyễn – Cũng là Số 1 và Số 3. 

Kết Từ:

Như trong Phần Dẫn Nhập đã trình bày, dẫu các nhân vật Moïse, Đạt Ma Sư Tổ được “truyền thuyết/thần thoại hóa” đến bao nhiêu, trong thực tế họ cũng phải chịu sự giới hạn, điều kiện của CON NGƯỜI TRẦN THẾ. Cũng thế, chúng ta có thể suy diễn rằng: Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm trong quá trình suy nghiệm với thân phận, điều kiện con người hẳn đã nhận được soi sáng bởi nguồn lực Ân Điển Siêu Việt như Đại Sư Yogananda (1893-1952) ở thời hiện đại đã chứng nghiệm với di tích còn lưu tại Lake Shrine, Pacific Palisades, CA.

Trong quá trình suy nghiệm vị Tôn Sư hẳn đã xác chứng:

1/Không có gì là Ngẫu Nhiên – Trước/Sau/Quá Khứ/Hiện Tại/Tương lai CHỈ LÀ MỘT.

2/Chữ Viết – Đọc như thế nào –NGHĨA là vậy – Hán Việt/Nôm/Quốc Ngữ CHỈ LÀ MỘT; Con Số chỉ bao nhiêu-Sự vật/Việc là bấy nhiêu. Thế nên, Trạng Trình đã không thấy/biết gì khác qua những hình tượng thực tế.. Dê; Ngựa; Trâu; Chó… Ngôi Đền, Sông, Biển…v.v.

Từ đấy mới có “Mã đề, Dương Cước anh hùng tận” Có điều, con người không biết “Mã nào? Dương nào?” Cho đến khi năm “Ngọ/Mã/1942/1954” hay “Mùi/Dương/1943/1955” xẩy ra thì mới NHẬN RÕ được. Tương tự như thế: “Minh Mạng Thập Tứ. Thằng Trứ phá đền” đã xẩy ra với 30 Tháng 4, 1975.

Nhưng không chỉ có thế, trí lực siêu việt của Trạng Trình cũng đã nói rõ hơn với câu sấm phổ biến: Cửu cửu càn khôn dĩ định/Thanh Minh thời tiết hoa tàn/ Trực đáo dương đầu mã vĩ/Hồ binh bát vạn nhập Tràng An”.

Với “Cửu cửu/Chín chín—> những năm quan trọng có Tổng Số 9: 1945/1954/1963. Còn hơn thế nữa, “Cửu cửu —> 81” để có 81 Năm sau Hòa Ước Harmand 1884, chính thức hóa cuộc đô hộ của Thực Dân Pháp là lần đổ bộ TQLC Mỹ lên Đà Nẵng, 8 Tháng 3, 1965 – Khởi động Chiến Tranh VN.

Và cuối cùng, “Trực đáo dương đầu mã vĩ/Hồ binh bát vạn nhập Tràng An”, phải được hiểu: Cuộc Đánh tráo ngang ngược/Trực đáo/Tráo đực gọi là “Giải phóng Miền Nam” thực hiện qua sự kiện “Dương đầu —> Dương (Minh) đầu hàng”, và “Mã vĩ —> Mỹ vã —> Mỹ ra đi (Vas – Pháp Ngữ) cũng có nghĩa “cái tát/vả/đánh thẳng mặt sự tốt lành, đẹp đẽ (chế độ VNCH) với “8 vạn binh của Hồ “Chiến dịch HCM với 4 Quân Đoàn gồm 16 Sư Đoàn CSBV.

4, 16 là phân số, bội số, từ Số 8.

Ý niệm, lời báo trước của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải chỉ riêng ông, trí huệ của Phật Thầy Tân An, Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ của Miền Nam cũng đã có những báo động tương tự với ngôn ngữ, hình ảnh khác.

Người Việt hiện tại biết được gì? Như thế nào tùy thuộc căn duyên của mỗi cá nhân. Người viết là một Người Lính nhận đủ khắc nghiệt của thân phận Việt Nam nên cố tìm cho ra lẽ chứ không hề là “nhà tiên tri sấm giảng”.

Phan Phi Danh

CA, Tháng 10/2022

Để nhớ 26/10/1955,

Ngày dựng Ngôi Đền VNCH

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: