Đầu tư $300, chàng sinh viên thu về $38,000/ngày

Jayson Siu và miếng dán xe “làm mưa làm gió” trên mạng. (ảnh: Jayson Siu/TikTok)

Khi bắt đầu với công việc liên quan đến phụ kiện xe hơi, Jayson Siu không ngờ đó lại là việc giúp anh “hái ra tiền”.

Vào Tháng Mười năm 2021, Siu post lên TikTok video về một trong những sản phẩm của mình, là gương chiếu hậu có đèn LED. Sản phẩm này nhanh chóng thu hút mọi người vào xem. Lượt view tăng… chóng mặt, và vì thế chỉ trong một ngày, Siu nói với CNBC Make It, anh được trả $12,000.

Siu, khi đó còn là sinh viên năm nhất University of Hawaii trên đảo Manoa. Cứ sau khi lên lớp, anh lại chạy đến Office Depot và ở lại đó hàng giờ, in rồi cắt nhãn bằng tay cho kịp các đơn đặt hàng. Một năm sau, video khác của Siu, có hình dán với đèn LED hỗ trợ, lan truyền như vũ bão trên mạng, hơn 9 triệu lượt xem và còn tiếp tục tăng.

Siu cho biết Invalid.jp đã mang lại doanh thu $38,000 mỗi ngày.

‘Đời không như là mơ’

Năm 2022, doanh nghiệp của Siu mang lại doanh thu $512,000, theo các tài liệu được Make It xem xét. Ước tính, Siu được 30% trong tổng lợi nhuận đó, khoảng $153,600.

Giờ đây, Invalid.jp không còn là công việc tay trái của Siu, anh làm việc ít nhất 40 giờ mỗi tuần ngoài thời gian học trên lớp, cũng căng thẳng không kém. Mùa Hè vừa rồi, Siu phải thuê cái kho để làm việc, chứ trước đó, anh điều hành công việc kinh doanh từ căn hộ hai phòng ngủ của bố mẹ mình ở Honolulu.

Siu, năm nay mới 21 tuổi, nói: “Lúc nào em cũng cảm thấy rất căng thẳng. Dù được bố mẹ tạo điều kiện cho làm việc ở nhà, nhưng cũng khá bất tiện, nên khi thuê được cái kho, công việc của em còn thuận lợi hơn.”

Siu nói, đây là cách để anh phát triển nghề tay trái và cách anh quản lý “cuộc sống hai mặt” của mình, với tư cách là chủ doanh nghiệp và sinh viên đại học.

Siu thành lập Invalid.jp khi còn là học sinh cuối cấp trung học, lúc làm việc ở một công ty cho thuê xe. Cậu sinh viên muốn có thêm tiền để mua phụ kiện cho xe hơi của riêng mình, một chiếc SUV Nissan Rogue và các nhãn dán phù hợp với những người cùng lứa tuổi với mình.

Lúc đó, Siu bỏ ra $300 tiền tiết kiệm từ công việc kinh doanh trước đó, để mua một chiếc máy in vinyl, in xong, anh rao bán nhãn cho bạn bè trên Snapchat, với giá từ $3 đến $5/nhãn.

Sản phẩm của Jayson Siu làm ra.

Nhưng mục tiêu của Siu không dừng ở đó, mà chuyển sang một thứ đắt tiền hơn: Phụ tùng mới cho chiếc xe của mình. Điều đó có nghĩa là anh cần bán một sản phẩm sinh lợi hơn. Trong lúc nghiên cứu, anh tìm thấy trên Instagram, một chiếc gương chiếu hậu có đèn nền LED.

“Em có thể là người bán thứ này,” Siu nhớ lại. Liền sau đó, Siu đặt mua một chiếc gương trị giá $20 từ một nhà máy ở Trung Quốc, mở kính ra và đặt đèn LED vào bên trong – cùng với nhãn dán phổ biến nhất của mình, có dòng chữ “drive safe” (lái xe an toàn).

Thấy vậy, mấy người bạn xúi Siu, sao không làm rồi bán cho mọi người đi! “Ừ, được đấy,” Siu nói, và làm liền bằng cách đăng các video trên TikTok, số người vào xem càng nhiều, số tiền Siu được trả càng cao. Đơn đặt hàng cũng gửi đến tới tấp, Siu nhận ra, đó là một công việc kinh doanh thật sự!

Jayson Siu hình chụp năm 2017. (ảnh: Jayson Siu/Facebook)

Nhưng… “đời không như là mơ”. Khi sự chú ý giảm dần, lợi nhuận cũng tụt theo. Để có được doanh thu ổn định hơn, Siu chuyển sang quảng cáo trên mạng xã hội, và… gặp khó khăn.

Siu nói: “Trời ạ, em tốn cả ngàn đô cho việc quảng cáo đấy, mà chẳng thu được đồng xu cắc teng nào, không chỉ hòa vốn mà thậm chí còn lỗ nữa, làm em tụt mood luôn!”

Quảng cáo trên Snapchat, YouTube và Twitter, hiện được gọi là X, dường như không giúp ích gì cho việc bán hàng của Siu, vì vậy chàng sinh viên phải phân bổ lại ngân sách tiếp thị của mình cho TikTok, Google, Facebook và Instagram. Anh cho biết mọi thứ dần dần được cải thiện.

Sau đó, Siu cho ra đời thêm các dòng sản phẩm mới, như giá để ly, tấm che mặt và biển số xe, thêm thắt chỉnh sửa và bán lại để kiếm lời. Nhưng hai sản phẩm được yêu cầu nhiều nhất của Siu vẫn là nhãn dán và gương LED, nên anh kết hợp để tạo ra nhãn dán phát sáng, có thể chỉnh theo ý và thay đổi màu sắc bằng một cái điều khiển từ xa nhỏ xíu.

Một lần nữa, các sản phẩm của Siu lại “làm mưa làm gió” trên mạng xã hội.

Cuộc đấu tranh cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Những lan truyền trên mạng xã hội mang lại lợi nhuận cao cho Invalid.jp, doanh thu cũng ổn định hơn từ nay đến cuối năm. Nhưng trong thời gian này, Siu phải sắp xếp lại thời gian, để có mặt được hầu hết các lớp ở trường đại học của mình trong suốt buổi sáng, và dành nửa thời gian còn lại trong ngày làm việc trên Invalid.jp.

Sản phẩm bán trên trang invalid.jp.

Siu phải trả tiền thuê kho mỗi tháng $1,500, và mới đổi lấy chiếc SUV Toyota 4Runner – lớn hơn chiếc xe cũ, để còn chở hàng ra bưu điện gửi cho khách.

Mẹ và bạn gái của Siu giúp anh quản lý và đóng gói các đơn hàng. Gần đây, Siu thuê luôn đơn vị quay phim chuyên nghiệp, để họ quay và chỉnh sửa video cho TikTok.

Siu nói: “Em không tài nào có đủ thời gian mỗi ngày để điều hành một công việc kinh doanh có lợi nhuận cao, mà vẫn ngày ngày cắp sách đến trường. Hiện tại, công việc kinh doanh đang phát triển tốt, nhưng về lâu về dài, chắc em, phải thuê người để còn dành thời gian nhiều hơn cho việc học tập, cho gia đình và bạn bè.”

Nhưng bao giờ mới làm được việc ấy? Siu nói anh không chắc chắn, vì mới đây anh còn bắt đầu những ý tưởng kinh doanh khác với những người bạn trên mạng. Dù mới là ý tưởng, nhưng cũng phải bỏ thời gian nghiên cứu, thử nghiệm, nên chắc chỉ khi có “ba đầu, sáu tay”, may ra mới giúp Siu cân bằng được công việc và đời sống.

Dù sao cũng chúc chàng sinh viên gặt hái được nhiều thành công trong tương lai!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Khúc nhạc buồn trong ký ức
            Nếu ví cuộc đời của mỗi người như một bản trường ca có nhiều đoản khúc khác nhau, mỗi đoản khúc biểu tượng cho những diễn tiến buồn hay…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: