Bao nhiêu tàu ngầm Mỹ đang hoạt động?

Chiếc USS Connecticut thuộc lớp Seawolf của Hải quân Hoa Kỳ (ảnh: Smith Collection/Gado/Getty Images)

Không chỉ bán tàu ngầm cho các đồng minh, trong đó có Úc, Hoa Kỳ cũng đang tăng cường lực lượng tàu ngầm và khả năng tu bổ, sửa chữa để bảo đảm Trung Quốc không chiếm ưu thế hải quân ở Thái Bình Dương.

Ngày 27 Tháng Bảy, Thượng viện đã thông qua dự luật chính sách quốc phòng hàng năm. Tuần này tại Thượng viện cũng có cuộc tranh luận về thỏa thuận hợp tác quốc phòng Aukus (với bộ ba Mỹ, Vương quốc Anh và Úc) để bán tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Úc. Kế hoạch của Tổng thống Joe Biden là chuyển cho Úc ba (có thể là năm) tàu ngầm lớp Virginia, bản nâng cấp lớn của tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel.

Úc cũng sẵn sàng tham gia sản xuất và bảo trì cơ sở công nghiệp đóng mới và bảo dưỡng tàu ngầm. Nhưng vấn đề là Hải quân Hoa Kỳ đang thiếu tàu ngầm tấn công. Mục tiêu của Hải quân là 66 tàu ngầm, nhưng trong kho hiện nay chỉ có 49 và còn giảm nữa khi những tàu cũ hết hạn sử dụng. Quốc hội cho phép mua hai tàu ngầm mới mỗi năm, nhưng các xưởng đóng tàu chỉ xuất xưởng được một, hai chiếc. Hiện không ai trong Ngũ Giác Đài đề xuất mở rộng quy mô và rút ngắn thời gian sản xuất tầu ngầm.

Năm nay, kế hoạch chuẩn bị hạm đội tàu ngầm tương lai mà Hải quân Hoa Kỳ nêu rõ là họ sẽ có đủ 66 tàu ngầm tấn công vào năm… 2049! Vấn đề càng tồi tệ hơn khi năm 2023 chỉ có 31 tàu ngầm tấn công ở tình trạng sẵn sàng hoạt động (theo dữ liệu gần đây từ cơ quan Quốc hội Congressional Research Service).

Khoảng 37% tàu ngầm đang trong quá trình bảo dưỡng hoặc bị rỉ sét chờ sửa chữa, tức gần gấp đôi tỷ lệ 20% mà Hải quân dự trù trước đó và tăng nhiều so với 19% của năm 2015. Mối đe dọa từ Bắc Kinh tại Thái Bình Dương tiếp tục tăng khi Chủ tịch TQ Tập Cận Bình muốn xâm chiếm và sáp nhập Đài Loan vào năm 2027. Các tàu ngầm tấn công giúp Hải quân Mỹ có lợi thế chiến đấu vì chúng có thể đánh chìm hạm đội TQ ở eo biển Đài Loan.

Đảng Cộng sản TQ hiểu là càng có nhiều tàu ngầm Hoa Kỳ nấp dưới những con sóng thì việc tấn công Đài Loan càng khó khăn hơn. Thỏa thuận Aukus nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng, và Nhóm Biden (Biden Team) trong Quốc hội muốn thoả thuận bán tàu ngầm cho Canberra được thông qua sớm. Thượng nghị sĩ Roger Wicker khuyến cáo Tổng thống cần đề xuất kinh phí bổ sung để giúp các nhà máy đóng tàu ngầm tăng sản lượng.

Người Úc hiểu rằng cây gậy to để ngáng chân TQ là lực lượng hùng mạng của Hoa Kỳ. Khi các thủy thủ Úc đang được đào tạo kỹ năng tại trường năng lượng hạt nhân thì vẫn còn thời gian để đóng thêm tàu ngầm mới thay vì chuyển giao ngay lúc Mỹ chưa đủ biên chế tàu ngầm. Trong nhiều thập niên qua, lực lượng tàu ngầm Hoa Kỳ gặp vấn đề về phát triển do sự thờ ơ về chính trị và lực cản thể chế khiến số tàu ngầm được mua quá ít trong thời bình và khả năng bảo trì cũng bị thu hẹp. Tàu ngầm hư hỏng cũng không thể được sửa chữa nhanh chóng với chi phí thấp. Ưu tiên xây dựng thêm bến bãi cũng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Ngày 27 Tháng Bảy, Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo khối thiểu số Cộng hoà tại Thượng viện phát biểu tại một phiên họp Thượng viện: “Nếu Chính phủ muốn thoả thuận Aukus được thông qua thì họ nên làm việc nghiêm túc với Quốc hội trong thời gian tới để sớm có ngân sách bổ sung khẩn cấp cho tàu ngầm nhằm đáp ứng các yêu cầu quân sự ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” – dẫn lại từ Wall Street Journal.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: