Đang xét xử vụ thủy thủ phóng hỏa tàu Hải quân trị giá tỉ đô

Vào sáng ngày 12 Tháng Bảy, một đám cháy đã được phát hiện trên con tàu khi nó đang neo đậu bên phía cầu tàu tại Căn cứ Hải quân San Diego. USS Bonhomme Richard đang trong quá trình bảo trì từ năm 2018. (ảnh: U.S. Navy via Getty Images)

Thủy thủ Mays, nghi can đốt tàu đổ bộ USS Bonhomme Richard vì trượt tuyển dụng đặc nhiệm SEAL, đang bị xét xử.

Trong phiên tòa ngày 21 Tháng Chín tại Căn cứ Hải quân San Diego, các công tố viên cho rằng Ryan Sawyer Mays, 21 tuổi, là một “thủy thủ kiêu ngạo, đã tức tối vì được giao làm nhiệm vụ trên tàu sau khi trượt tuyển dụng đặc nhiệm SEAL”. Mays bị cáo buộc phóng hỏa nghiêm trọng và cố ý phá hủy tàu.

Theo NBS, một nhân chứng khai rằng anh ta nhìn thấy thủy thủ Ryan Sawyer Mays, xách một chiếc xô kim loại xuống khu vực chứa Lower Vehicle. Theo một nhà điều tra hỏa hoạn được ATF chứng nhận (CFI), khi chiếc xô được phát hiện trong đống tro tàn của ngọn lửa, nó có chứa các mảnh vỡ. CFI cho biết ông chưa bao giờ gửi mẫu mảnh vỡ đến phòng thí nghiệm vì nó nằm cách nơi phát ra đám cháy 15 feet và không đủ quan trọng để kiểm tra. Một thủy thủ khác tuyên bố anh ta nhìn thấy Mays trước khi đám cháy bùng lên, và cho rằng sẽ ra làm chứng.

Những người chơi golf chứng kiến hình ảnh tàu USS Bonhomme Richard tại căn cứ hải quân San Diego bị đốt cháy năm 2020. (ảnh: Sean M. Haffey/Getty Images)

CFI xác định nguyên nhân của vụ hỏa hoạn là do ngọn lửa bùng phát vào các thùng các tông dày, được gọi là các bức tường xếp chồng lên nhau ở khu vực chứa xe phía dưới. Mặc dù không tìm thấy chất lỏng nào, nhưng ông xác định rằng chất lỏng dễ bắt lửa đã được sử dụng và nói rằng ngọn lửa có thể được đốt cháy mà không cần tìm ra nguồn gây cháy.

Trong khi đó, Mays bác bỏ cáo buộc. Luật sư biện hộ nói rằng lực lượng Hải quân Mỹ đang sử dụng Mays như “vật tế thần” để che đậy sự quản lý yếu kém của các sĩ quan cấp cao, dẫn tới việc hư hỏng con tàu giá trị hơn $1 tỷ. Nếu bị kết tội, Mays đối mặt án tù nghiêm trọng. Tội phóng hỏa có thể bị phạt lên tới 25 năm tù, còn tội cố ý phá hủy tàu có mức phạt tối đa là tù chung thân.

Ryan Sawyer Mays. (ảnh: Cơ quan chuyên điều tra hình sự của Hải quân-NCIS)

Nhưng trong mấy ngày qua, Mars đều không nhận tội. Phiên tòa xét xử Mays dự kiến kéo dài sang tuần tới.

Theo hồ sơ của NCIS (Cơ quan chuyên điều tra hình sự của Hải Quân) mà The Daily Beast có được, Ryan Sawyer Mays là nghi can trong vụ cháy tàu USS Bonhomme Richard 40,000 tấn hôm 12 Tháng Bảy, 2020.

Ryan Sawyer Mays, 20 tuổi, phải đối mặt với cáo buộc đốt phá trong phạm vi quyền tài phán đặc biệt về hàng hải và lãnh thổ, sử dụng lửa để gây thiệt hại tài sản liên bang. Một phát ngôn viên của Hải quân cho biết, Mays có thể bị buộc tội nặng hơn là cố ý đốt phá làm hư hại tàu.

Vụ hỏa hoạn trên con tàu chiến trị giá hàng tỷ Mỹ kim của Hải quân Mỹ xảy ra khi nó đang cập cảng San Diego để bảo dưỡng. Ban đầu các thủy thủ cố dập ngọn lửa thì một vụ nổ xảy ra, khiến tất cả phải di tản. Ngọn lửa chỉ được khống chế hoàn toàn sau năm ngày.

Tham mưu trưởng Hải quân Mike Gilday nói với các phóng viên vào mùa Hè năm ngoái, rằng ngọn lửa bùng lên đốt cháy con tàu 14 boong Bonhomme Richard, xuất phát từ một hầm hàng, với nhiệt độ trên tàu có lúc vượt quá 1,000 độ C. Lúc đó, tàu đang chờ đợt nâng cấp trị giá $250 triệu.

Cuối cùng, ngọn lửa cũng được dập tắt nhờ Sở Cứu hỏa Căn cứ Hải quân San Diego và nhiều cơ quan cứu hỏa dân sự từ các thành phố xung quanh. Toàn bộ phần nổi của boong tàu bị hư hại hết. Mặc dù không có trường hợp tử vong hoặc bị thương nghiêm trọng, nhưng cũng có 71 người đã bị thương hoặc bị ngạt thở phải cấp cứu.

Các nhà điều tra của NCIS xác định được nghi phạm Mays sau khi họ phỏng vấn khoảng 177 thủy thủ trên tàu Bonhomme Richard. Nhân chứng cho biết anh ta đã nhìn thấy một “nam thanh niên da trắng” mặc quần yếm sạch sẽ và đeo khẩu trang, mang một chiếc xô kim loại vào khu vực Lower V phía sau của con tàu. Nhưng khi ấy chưa xác định đó là ai.

Vào sáng ngày 12 Tháng Bảy, một đám cháy đã được phát hiện trên con tàu khi nó đang neo đậu bên phía cầu tàu tại Căn cứ Hải quân San Diego. USS Bonhomme Richard đang trong quá trình bảo trì từ năm 2018. (ảnh: US Navy/Getty Images)

Trong các cuộc phỏng vấn sâu hơn, nhân chứng này cho biết anh ấy “khá chắc chắn” và sau đó là “chắc chắn 90%” rằng đã nhìn thấy Mays lao xuống Lower V trước khi đám cháy bùng phát. Lúc đó, hầu như các thiết bị chữa cháy trong khu vực đã bị vô hiệu hóa.

Các nhà điều tra đã xem xét tài khoản Instagram riêng tư của Mays và tìm thấy một bài đăng có nội dung “Vào buổi sáng, tôi thích ngửi mùi bom napalm”.

Hồ sơ phục vụ cho thấy Mays gia nhập Hải quân vào năm 2019 “với ý định được đào tạo trong lĩnh vực Máy tính Điện tử Nâng cao”. Sau đó Mays “thay đổi mục tiêu nghề nghiệp của mình là muốn trở thành thành viên của Navy SEAL (Nhóm Đặc nhiệm Hải quân Mỹ). Nhưng chỉ năm ngày sau khi bắt đầu khóa huấn luyện Navy SEAL, Mays bỏ học. Mays được đưa trở lại tàu Bonhomme Richard như một “lính mới”.

Trong quá trình điều tra, Mays phủ nhận việc mình có liên quan đến vụ đốt tàu, và cho rằng mọi thứ đang bị “dàn dựng.”

Đi sâu vào cuộc sống cá nhân của Mays, các nhà điều tra phát hiện ra một số dấu hiệu đáng nghi ngờ. Sau cuộc phỏng vấn đầu tiên kéo dài 10 tiếng đồng hồ, Mays khai gần đây đã ly thân với một nữ thủy thủ khi phát hiện ra rằng cô ấy đang mang thai mà Mays không phải là tác giả của bào thai ấy. Nữ thủy thủ đó kể lại với các nhà điều tra rằng Mays “tung tin” khắp nơi là cô ấy đang mang thai và anh ấy “sắp làm cha”. Thực tế, nữ thủy thủ này không hề mang thai và có nói rõ điều đó với Mays, thậm chí còn đi thử thai để chứng minh lời mình nói là đúng.

Không rõ liệu chuỗi sự kiện đó có được cho là đã đẩy Mays đến với cáo buộc đốt phá hay không. Các nhà điều tra của NCIS đã thu giữ iPhone của Mays, khám xét xe hơi, nơi ở và lấy mẫu DNA của Mays. Cho đến nay, DNA của Mays không trùng khớp với DNA được tìm thấy tại hiện trường.

Tàu USS Bonhomme Richard được thiết kế để hỗ trợ các hoạt động của Thủy Quân Lục Chiến, nhưng nó đã ngừng hoạt động. Đánh giá thiệt hại sau cuộc hoả hoạn cho thấy việc khôi phục con tàu sẽ tiêu tốn hàng tỷ Mỹ kim. Cụ thể, các quan chức Hải quân cho biết sẽ tốn từ $2.5 tỷ đến $3.2 tỷ và mất từ năm đến bảy năm để khôi phục lại con tàu. Đó là chưa kể con tàu cần được thay thế khoảng 60% trang thiết bị.

Hải quân cũng đã xem xét chi phí để chuyển đổi Bonhomme Richard thành một loại tàu khác, chẳng hạn như tàu bệnh viện, nhưng việc chuyển đổi như vậy có thể tốn hơn $1 tỷ, nhiều hơn so với việc đóng một chiếc tương tự hoàn toàn mới.

Vụ cháy tàu USS Bonhomme Richard được cho là một trong những vụ hỏa hoạn tốn kém nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ hiện đại. 63 thủy thủ và nhân viên cứu hỏa bị thương vì vụ nổ hoặc trong quá trình dập lửa. Hải quân Mỹ đánh giá USS Bonhomme Richard bị hư hại khoảng 60% và quyết định không sửa chữa do chi phí quá cao và mất quá nhiều thời gian. Lực lượng này sau đó chi khoảng $30 triệu để rã sắt vụn con tàu.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: