Gen Z: Nợ thì nợ, vẫn thi nhau xài tiền

Gen Z. (minh họa: Omar Lopez/Unsplash)

48% Gen Z và 59% thế hệ Millennials là lực lượng lao động có thu nhập cao, nhưng họ vẫn nợ, và không hề tiếc tiền để đi chơi.

Những người ở độ tuổi còn trẻ và trung niên có thu nhập cao, nhưng trong tình trạng tài chính không ổn định, được gọi là “High Income, Financially Insecure” (viết tắt HIFI) Khảo sát của công ty tài chính cá nhân Credit Karma

Thuật ngữ HIFI mới xuất hiện trong lĩnh vực kinh tế – xã hội Mỹ hồi đầu năm, thêm vào khái niệm có sẵn như HENRY (High Earner, Not Rich Yet – thu nhập cao nhưng chưa giàu) hoặc ALICE (Asset Limited, Income Constrained, Employed) có việc làm, thu nhập thấp, và vô sản.

Với những HIFI, họ khá giàu, nhưng để cuộc sống luôn ổn định lâu dài thì hầu như… không có. Vì sao? Vì lạm phát cao, giá sinh hoạt leo thang, nợ sinh viên, nợ thẻ tín dụng,… trong khi các khoản trợ cấp chính phủ ngưng sau COVID-19 không còn nữa.

Trước đó, nhiều người trẻ sử dụng đồng tiền “từ trên trời rớt xuống” (trợ cấp chính phủ) ăn uống, du lịch, giải trí, nhà ở,… một cách thoài mái, không suy nghĩ, vì không phải đồng tiền do họ làm ra, theo phân tích của trang nghiên cứu tài chính cá nhân Sherwood News. Xài riết quen, đến khi hết tiền, họ vẫn cứ xài, thói quen khó thay đổi, và thế là nợ! Hơn nữa, tính năng trả sau của thẻ tín dụng đang kích thích người dùng mua sắm, mua càng nhiều càng tốt, xài càng nhiều càng hay. Và thế là họ thi nhau xài tiền.

Khảo sát của công ty tài chính đa quốc gia Schwab cho thấy thế hệ trẻ có xu hướng đo lường sự giàu có bằng cách so sánh với bạn bè trên… mạng xã hội.

Nếu bạn bè hoặc nhân vật nổi tiếng trên mạng xã hội sở hữu thứ gì đó, Gen Z và thế hệ Millennials cũng nhất quyết phải có, và quyết tâm có cho bằng được. Trong khi đó, người ở thế hệ khác lại thích chọn đồ “rẻ, đẹp, bền.”

Trên thực tế, Gen Z (1997- 2012 và thế hệ Millennials ((những người sinh 1981-1996) chiếm 22% trong mức tăng chi tiêu xa xỉ, theo báo cáo của công ty tư vấn chiến lược Bain&Co hồi đầu năm ngoái.

Về tình trạng bất ổn, HIFI đang đối mặt với nền kinh tế cũng rất… bất ổn. Mặt khác, một số người thuộc nhóm HIFI đang chật vật với tiền thức ăn và thuê nhà nhưng vẫn dành ra phần đáng kể cho nhu cầu giải trí và chăm sóc bản thân.

Báo cáo của công ty tài chính Fintech Pymnts cho thấy 36% thế hệ Millennials ở các thành phố lớn có thu nhập trên $200,000 mỗi năm, nhưng… làm nhiêu xài nhiêu, không có tiền để dành.

Gen Z đang chi tiêu cho du lịch hè nhiều hơn các lứa tuổi khác, sẵn sàng nợ thẻ credit để đi du lịch.

Báo cáo của ngân hàng Bank of Ameria hồi cuối Tháng Năm cho thấy hơn 70% số người được hỏi đang lên kế hoạch đi du lịch hè, thế hệ Millennials và Gen Z có kế hoạch đi xa lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn so với những năm trước. Gen Z đi du lịch dài ngày hơn, sử dụng các dịch vụ đắt tiền hơn và chi nhiều tiền hơn.

Theo báo cáo hồi Tháng Tư, công ty nghiên cứu thị trường PMG cho biết Gen Z cùng thế hệ Millennials đang dẫn đầu về tăng chi tiêu du lịch trong năm nay. Khảo sát thực hiện với du khách là người trưởng thành ở châu Mỹ, Âu và Á chỉ ra 65% Gen Z và 72% thế hệ Mellennials chi tiêu mạnh tay cho các chuyến du lịch. Trong khi đó các thế hệ còn lại chi tiêu tiết kiệm hơn.

Gen Z cũng thể hiện sự thông minh khi đi du lịch, đặc biệt trong bối cảnh cao điểm hè, giá cả tăng cao. Thay vì hoãn, hủy chuyến, Gen Z tìm cách cắt giảm chi phí đi lại, sử dụng các ứng dụng và công nghệ để so sánh giá cả, đổi điểm thẻ tín dụng thành tiền mặt, kiếm thêm việc làm để có tiền cho chuyến đi.

Tuy nhiên, 42% Gen Z sẵn sàng dùng thẻ tín dụng để có tiền đi du lịch mùa Hè, theo khảo sát của công ty dịch vụ tài chính Brankrate. Ai không có thì đi vay bạn bè, người thân hoặc trả góp. Một nghiên cứu của công ty dịch vụ tài chính Empower công bố hồi Tháng Năm, chỉ ra 24% Gen Z dù bị bạn bè gây áp lực khi phải thực hiện những chuyến đi mà họ không đủ khả năng chi trả, nhưng một khi đã muốn, nợ thì nợ mà chơi chứ chơi!

(theo Business Insider, CNBC)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: