Hồi tuần trước, Tòa phúc thẩm khu vực 9 ở California đã đưa ra phán quyết kết luận rằng, cảnh sát đường cao tốc của bang được quyền hành động hợp pháp để mở khóa điện thoại của nghi phạm bằng chính dấu vân tay của chủ nhân.
Vụ án này không được đưa tin nhiều, nhưng đối với những nhà lập pháp, đây là điều cực kỳ quan trọng về vấn đề quyền riêng tư được phá bỏ. Sự kiện cho thấy, bất kỳ lúc nào, trong cuộc tra hỏi từ cảnh sát, bạn cũng có thể bị ép buộc phải mở khóa bằng gương mặt hay vân tay của mình mà không thể từ chối.
Đây là một hồi chuông cảnh báo khác nhắc nhở người dùng điện thoại không nên tin tưởng quá nhiều vào sinh trắc học để giữ kín thông tin nhạy cảm trên điện thoại của bạn. Trong nhiều trường hợp, đặc biệt nếu bạn cho rằng mình có thể tương tác với cảnh sát (chẳng hạn như tại một cuộc biểu tình), bạn nên nghiêm túc xem xét việc tắt hoàn toàn sinh trắc học trên điện thoại của mình.
Một mật khẩu chỉ mình bạn biết, sẽ không bị tiết lộ từ quyền riêng tư của bạn. Nhưng mở khóa điện thoại bằng mống mắt hay vân tay, là điều bạn khó có thể tự kiểm soát nếu vào tình huống bị ép buộc.
Vụ án của Jeremy Travis Payne (No. 22-50262) ở California là một ví dụ điển hình của việc cảnh sát có quyền cưỡng ép dùng vân tay của nghi phạm để mở khóa điện thoại tìm chứng cứ. Payne là tình nghi của một vụ mua bán ma túy, bị chận bắt trên đường và cảnh sát đã ép anh ta phải mở khóa để xem tin nhắn nơi đến của ma túy.
Payne sau đó đã kiện cảnh sát, là đã dùng vũ lực để vi phạm quyền riêng tư, nhưng cuối cùng tòa án nói mọi thứ không thể coi là hành động bất hợp pháp.
Với nhiều người dùng điện thoại, hầu hết đều cảm thấy sự tiện lợi của sinh trắc học: mở khóa điện thoại bằng khuôn mặt sẽ nhanh hơn nhiều so với việc nhập mật mã. Và vào lúc này, trong các vụ bắt giữ các sinh viên từ các cuộc biểu tình về vấn đề quốc tế, việc tìm hiểu sự liên quan của một số cá nhân có hậu thuẫn từ các tổ chức nước ngoài đã được tiến hành qua phương tiện gần nhất là điện thoại.
Không dùng mống mắt hay vân tay không có nghĩa là bảo mật tuyệt đối, tuy nhiên, điều đó ít nhất là khiến cảnh sát sẽ chậm hoặc khó tìm ra cách nào để truy cập dữ liệu riêng của bạn.
Sự kiện của nghi phạm Payne là anh ta bị Đội tuần tra đường cao tốc California chặn lại, vào lúc có tin anh ta tàng trữ một lượng ma túy bao gồm fentanyl, fluoro-fentanyl và cocaine. Anh ta bị buộc tội sở hữu với ý định bán, nên việc buộc mở khóa điện thoại được coi là phục vụ cho những chứng cứ hay nghi vấn có sẵn.
Lý luận của việc ép mở khóa bằng sinh trắc học, được lý luận việc quét (scan) khuôn mặt hoặc ngón tay cái không yêu cầu người dùng phải sử dụng ký ức hay tư duy riêng của thông tin cá nhân của họ, trong khi mật mã thì có. Điều này đang được bàn cãi và có thể sớm trở thành luật hợp pháp ở nhiều nơi trong năm tới.
Để làm quen với những chuyển đổi mới, bạn nên cân nhắc việc dùng passcode cho việc khóa điện thoại, nếu không muốn ai dí ngón tay của bạn vào màn hình để mở khóa trong tương lai.