Mỹ thử nghiệm thành công nhiều loại hỏa tiễn siêu thanh

Pháo đài bay B-52H Stratofortress cất cánh từ một phi trường quân sự ở California mang theo một hỏa tiễn siêu thanh ARRW màu trắng để thử nghiệm hôm 14 tháng Năm 2022. Ảnh U.S. Air Force/Matt Williams.

Quân đội Mỹ đã thử nghiệm thành công hai hỏa tiễn siêu thanh (hypersonic missiles) do hãng Lockheed Martin chế tạo và hỏa tiễn OpFiles phóng từ mặt đất giữa lúc có mối lo ngại ngày càng tăng rằng Nga và Trung Quốc đã thành công hơn trong việc phát triển vũ khí siêu thanh của riêng họ.

Theo thông tin của Bộ Quốc Phòng mà hãng Reuters dẫn lại hôm thứ Tư 13 tháng Bảy, Không quân Mỹ ngày hôm qua thứ Ba 12 tháng Bảy đã phóng thử thành công bộ đẩy (booster) Vũ Khí Phản Ứng Nhanh Phóng Từ Trên Không (Air-Launched Rapid Response Weapon), gọi tắt là ARRW ở ngoài khơi bờ biển California. Bộ đẩy ARRW được đưa lên không gian dưới cánh một pháo đài bay B-52H rồi được phóng về phía mục tiêu. Trong các lần thử nghiệm trước, vũ khí không tách rời khỏi phi cơ.

Hỏa tiễn siêu thanh bay trong tầng cao của bầu khí quyển với tốc độ gấp hơn năm lần tốc độ âm thanh, hoặc hơn 3,850 dặm (6,200 km) một giờ.

“Lần thử nghiệm thành công thứ hai này chứng tỏ khả năng của ARRW đạt tới và duy trì tốc độ siêu thanh, thu thập những dữ kiện thiết yếu để sử dụng trong những lần thử nghiệm sau và xác nhận việc tách rời khỏi phi cơ”, thông báo của hãng Lockheed cho biết.

Thiếu tướng Heath Collins, giám đốc điều hành chương trình của Bộ Quốc Phòng, nói: “Giờ đây chúng tôi đã hoàn thành việc thử nghiệm bộ đẩy và sẵn sàng tiến tới thử nghiệm toàn diện vào cuối năm nay”.

Thử nghiệm toàn diện nghĩa là thử nghiệm cả bộ đẩy và đầu đạn.

Trong một cuộc thử nghiệm vũ khí siêu thanh khác, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng Mỹ (DARPA) xác nhận họ đã thử nghiệm thành công hỏa tiễn siêu thanh có tên Operation Files (OpFiles) tại trường bắn White Sands Missile Range ở tiểu bang New Mexico.

Operation Files là một hệ thống phóng hỏa tiễn siêu thanh từ mặt đất, có thể “tấn công nhanh chóng và chính xác các mục tiêu quan trọng, nhạy cảm về thời gian trong khi xuyên thủng hệ thống phòng không hiện đại của đối phương”. DARPA đã nhận được $45 triệu cho OpFires trong năm tài chính 2022.

Một trong những ý tưởng của Lockheed Martin cho vũ khí DARPA là sử dụng Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (High Mobility Artillery Rocket System – HIMARS), giống như loại HIMARS đã được gửi đến Ukraine, để phóng vũ khí siêu thanh.

Như vậy quân đội Mỹ đã thử nghiệm thành công hỏa tiễn siêu thanh cả loại phóng từ phi cơ lẫn loại phóng từ mặt đất.

Thành công trong việc thử nghiệm các loại hỏa tiễn ARRW và OpFiles diễn ra sau một vụ thử nghiệm thất bại một loại vũ khí siêu thanh khác, có tên Common Hypersonic Glide Body tại trường bắn Pacific Missile Range Facility ở Hawaii trên Thái Bình Dương hôm 29 tháng Sáu vừa qua.

Các cuộc thử nghiệm thành công cho thấy sự tiến bộ trong số vô số nỗ lực phát triển vũ khí siêu thanh của Hoa Kỳ giữa lúc có những mối lo ngại ngày càng tăng về sự tụt hậu của Mỹ trong cuộc chạy đua vũ trang giữa các siêu cường.

Đọc thêm:

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: