Người Mỹ gốc Á đang có lối sống dễ bị ung thư nhất

Đồ nhựa, và nhiều loại hóa chất trong ăn uống, là thói quen của người Á Châu (ảnh: Vnecomomy)

Theo một nghiên cứu mới cho biết, người Mỹ gốc Á đang tiếp xúc với rất nhiều loại hóa chất trong đời sống, dễ gây bệnh ung thư ở mức cao, so với các chủng tộc khác.

Phát hiện này được công bố vào tuần trước, trên tạp chí Environmental Science & Technology, cho thấy nhóm chủng tộc Mỹ gốc Á trong sinh hoạt đời sống, có nhiều nguy cơ bởi tiếp xúc với các nguồn hóa chất có hại, được gọi là PFAS (*). Các nhà khoa học đã liệt kê hàng ngàn loại hóa chất tổng hợp được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm tiêu dùng, từ thảm cho đến ống hút, đang tác động hàng ngày đến sức khỏe theo thói quen sinh hoạt.

Shelley Liu, tác giả chính của nghiên cứu cho biết, báo cáo nhấn mạnh nhu cầu lâu dài về việc cần nghiên cứu thêm về tác động của PFAS đối với người gốc Á.

“Điều đáng buồn là người Mỹ gốc Á thường không là cơ sở nghiên cứu của y học. Chắc chắn có rất nhiều điều chúng tôi chưa biết”, Liu, phó giáo sư tại Icahn School of Medicine at Mount Sinai, cho biết. “Điều thực sự quan trọng là phải điều tra xem gánh nặng PFAS có thể liên quan như thế nào đến các tác động sức khỏe tiềm ẩn”.

Giáo sư Liu giải thích rằng PFAS – các nhóm hóa chất trong đời sống sinh hoạt – có thể tồn tại trong cơ thể người nhiều năm, tích lũy phơi nhiễm theo thời gian. Các chất phổ biến này có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, giảm khả năng sinh sản và các ảnh hưởng xấu khác đến sức khỏe theo nhiều hướng.

Từ nghiên cứu này, các nhà khoa học tìm thấy mức PFAS trung bình của người Mỹ gốc Á cao hơn 88% so với người da trắng. Một điều đặc biệt là những người có thu nhập cao hơn thường có nguy cơ chịu gánh nặng phơi nhiễm, hoặc phơi nhiễm tích lũy cao hơn từ các hóa chất này, nhưng riêng người Mỹ gốc Á thì vẫn có mức độ nhiễm cao hơn đáng kể, theo thói quen sử dụng và lối sống.

Giáo sư Liu cho biết, vẫn chưa rõ điều gì gây ra sự chênh lệch này trong nhóm nhân khẩu học người Mỹ gốc Á. Nhưng có thể mức độ phơi nhiễm cao hơn, có thể liên quan đến nhiều cá nhân nhập cư từ các quốc gia có tiêu chuẩn quy định PFAS khác nhau. Bà Liu cũng nói rằng một số lý do có thể gắn liền với các yếu tố văn hóa, như chế độ ăn uống.

“Nó có thể là sự kết hợp của nhiều thứ khác nhau, từ nguồn PFAS trong chế độ ăn uống hoặc trong bao bì thực phẩm. ‘Gia đình tôi cũng ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau về văn hóa. Và chúng tôi thực sự không biết sự nguy hại như thế nào, vì chúng được nhập khẩu từ nhiều nguồn”, bà Liu nói.

Anna Reade, nhà khoa học hàng đầu về PFAS tại Natural Resources Defense Council, cũng nói đồng ý rằng các yếu tố văn hóa và chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò trong sự chênh lệch, chẳng hạn như các món ăn từ cá sông, thường có liên quan đến ô nhiễm PFAS. Theo một báo cáo năm 2017 được công bố trên tạp chí Environmental Health Perspectives: Người châu Á thích ăn cá nhất trong tất cả các nhóm chủng tộc.

Reade cho biết: “Cá sông có hàm lượng PFAS cao hơn rất nhiều vì chúng sống trong nguồn nước bị ô nhiễm”. Chúng tích tụ trong cơ thể chúng ta như chúng tích tụ trong cá và động vật. Những phát hiện này phù hợp với các nghiên cứu khác của PFAS. Ví dụ, Dự án Phơi nhiễm Cộng đồng Người Châu Á/Đảo Thái Bình Dương (Asian/Pacific Islander Community Exposures (ACE) Project) của California đã kiểm tra kim loại nặng và PFAS trong máu của người trưởng thành Trung Quốc ở San Francisco và người trưởng thành Việt Nam ở San Jose. Nghiên cứu cho thấy mức độ phơi nhiễm cao hơn các nhóm khác trên khắp California. Bà Reade nói rằng việc xác định những khác biệt này về nhân khẩu học chủng tộc là rất quan trọng và có thể giúp cung cấp thông tin tốt hơn về các nỗ lực can thiệp và tiếp cận các cộng đồng này.

Nhưng cả hai giáo sư Liu và Reade đều nói rằng việc giảm thiểu phơi nhiễm là đặc biệt khó khăn do Hoa Kỳ thiếu quy định về hóa chất tổng hợp. Tuy nhiên, có những chính sách sắp tới, có thể giúp tác động đến các quy định của liên bang. Chẳng hạn tiểu bang Maine đã thông qua luật yêu cầu các nhà sản xuất báo cáo các sản phẩm có PFAS được cố tình thêm vào. Đến ngày 1 Tháng Một năm 2030, bất kỳ sản phẩm nào có chứa PFAS được cố ý thêm vào sẽ không được phép bán trong tiểu bang. Và một đề xuất của Liên minh châu Âu vào năm nay, đã kêu gọi cấm vĩnh viễn các hóa chất, bao gồm cả hàng nhập khẩu.

“Chúng ta, với tư cách là người tiêu dùng, không cần phải hiểu hết những gì ghi trên nhãn sản phẩm. Thậm chí, chúng ta không cần phải tìm hiểu”, Reade nói, “Mục tiêu chính là các nhà sản xuất phải làm cho sản phẩm an toàn hơn ngay từ đầu. Quan trọng là ngừng sử dụng PFAS, trừ khi nó được tìm thấy là thực sự cần thiết cho sức khỏe”.

*PFAS (Per- and Polyfluorinated Substances), một nhóm hóa chất được sử dụng để tạo ra lớp phủ fluoropolymer và các sản phẩm chịu nhiệt, dầu, vết bẩn, dầu mỡ và nước. Lớp phủ fluoropolymer có thể có trong nhiều loại sản phẩm.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Khúc nhạc buồn trong ký ức
            Nếu ví cuộc đời của mỗi người như một bản trường ca có nhiều đoản khúc khác nhau, mỗi đoản khúc biểu tượng cho những diễn tiến buồn hay…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: