Vào ngày 1 Tháng Ba, 2025, Tổng Thống Trump ban hành Sắc Lệnh Hành Pháp 14224, tuyên bố Anh ngữ sẽ là ngôn ngữ chính thức của Hoa Kỳ và thu hồi lại Sắc Lệnh Hành Pháp 13166, là sắc lệnh Cải Thiện Quyền Tiếp Cận Dịch Vụ Cho Những Người Có Trình Độ Tiếng Anh Hạn Chế, do Tổng Thống Clinton ban hành vào năm 2000.
Quyền ngôn ngữ bắt nguồn sâu xa từ các lệnh lâu đời của liên bang và tiểu bang, vốn rất quan trọng để duy trì sức khỏe, sự an toàn và hạnh phúc của các cá nhân và tập thể, cũng như bảo đảm rằng tất cả các cộng đồng, bất kể chúng ta sử dụng ngôn ngữ nào, đều có thể tham gia và góp phần vào một xã hội thịnh vượng. Mặc dù các luật liên bang và tiểu bang hiện hành này chưa bị thay đổi, nhưng sắc lệnh do ông Trump vừa ký đe dọa đến sự tiến bộ hơn 20 năm của quyền được tiếp cận ngôn ngữ đầy ý nghĩa cho tất cả mọi người.
Để giúp các nhóm trong cộng đồng hiểu về phạm vi và sự ảnh hưởng của Sắc Lệnh Hành Pháp 14224, SGN xin cung cấp thông tin do Hội Luật Gia Á Châu (Asian Law Caucus) cung cấp dựa trên soạn thảo của các tổ chức Asian Law Caucus, California Rural Legal Assistance, Inc. (CRLA) và Legal Aid Foundation of Los Angeles (LAFLA).
Thông tin trong tài liệu này có thể thay đổi theo thời gian. Nếu tổ chức của quý vị cần hỗ trợ pháp lý, hoặc nếu quý vị có các câu hỏi khác về chủ đề này, hãy liên lạc qua:
Hội Luật Gia Á Châu (Asian Law Caucus), số 415-896-1701 hoặc asianlawcaucus.org/contact
Hỗ Trợ Pháp Lý Nông Thôn California (California Rural Legal Assistance, Inc), số 1-800-337-0690 hoặc https://crla.org/locations;
Hỗ Trợ Pháp Lý Los Angeles (Legal Aid Foundation of Los Angeles -LAFLA), số 1-800-399-4529, https://lafla.org/get-help/
*Sắc Lệnh Hành Pháp 14224 về việc Anh ngữ trở thành ngôn ngữ chính thức của Hoa Kỳ có tác dụng gì?
-Sắc lệnh tuyên bố Anh ngữ là ngôn ngữ chính thức của Hoa Kỳ. Sắc lệnh này cũng bãi bỏ Sắc lệnh hành pháp (HP) 13166, một sắc lệnh hành pháp do Tổng thống Clinton ký năm 2000.
Sắc lệnh hành pháp 13166 của Clinton yêu cầu các cơ quan liên bang phải xây dựng và thực hiện các kế hoạch để cho phép những cá nhân có trình độ tiếng Anh hạn chế có thể tiếp cận một cách có ý nghĩa vào các chương trình và hoạt động do liên bang thực hiện. Sắc lệnh của Clinton cũng yêu cầu các cơ quan liên bang ban hành các hướng dẫn quyền được tiếp cận ngôn ngữ cho các tổ chức nhận được tài trợ của liên bang, để bảo đảm quyền tiếp cận có ý nghĩa cho tất cả mọi người.
Sắc lệnh hành pháp 14224 của Trump yêu cầu Bộ Trưởng Tư Pháp rút lại bất kỳ tài liệu hướng dẫn về chính sách nào đã được ban hành theo Sắc lệnh HP 13166 và cung cấp “hướng dẫn cập nhật,” nhưng không yêu cầu các cơ quan hoặc tổ chức liên bang nhận được tài trợ của liên bang phải ngừng hỗ trợ ngôn ngữ hiện có mà họ có thể đang cung cấp cho những người sử dụng các ngôn ngữ không phải tiếng Anh. Sắc lệnh hành pháp nêu rõ rằng “không có điều gì trong sắc lệnh này… yêu cầu hoặc chỉ đạo bất kỳ thay đổi nào đối với các dịch vụ do bất kỳ cơ quan nào cung cấp” và các cơ quan “không bắt buộc phải sửa đổi, xóa hoặc ngừng sản xuất các tài liệu, sản phẩm hoặc các dịch vụ khác được chuẩn bị hoặc cung cấp bằng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh.”
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu các cơ quan liên bang, theo quyết định của riêng họ, có lựa chọn thay đổi hoặc giảm lượng hỗ trợ ngôn ngữ mà họ cung cấp cho những cá nhân có trình độ tiếng Anh hạn chế hay ban hành hướng dẫn quyền được tiếp cận ngôn ngữ “cập nhật” khác biệt đáng kể so với hướng dẫn trước đó hay không.
*Tác động của việc Anh ngữ được công nhận là ngôn ngữ chính thức của Hoa Kỳ là gì?
-Hoa Kỳ là nơi có hơn 350 ngôn ngữ, được hơn 69 triệu người sử dụng. Mỗi ngày, các trường học, cơ sở chăm sóc sức khỏe, tòa án và các cơ quan chính phủ khác ở mọi cấp độ đều cung cấp các nguồn lực và dịch vụ bằng nhiều ngôn ngữ. Sức khỏe, sự an toàn và hạnh phúc của mỗi cá nhân và tập thể của chúng ta phụ thuộc vào việc đảm bảo rằng có sự giao tiếp hiệu quả và có ý nghĩa với khả năng có quyền được tiếp cận ngôn ngữ cho tất cả các cộng đồng của chúng ta.
Bất chấp Sắc lệnh hành pháp 14224 của Trump, và thậm chí không có Sắc lệnh hành pháp 13166, khả năng có quyền tiếp cận ngôn ngữ là được bắt buộc theo luật. Các sắc lệnh hành pháp không thể đảo ngược các luật hoặc các quy định hiện hành.
Ngoài ra, mọi người ở Hoa Kỳ – bất kể họ đến từ đâu, bất kể trình độ tiếng Anh hay tình trạng nhập cư của họ – đều được bảo vệ khỏi sự phân biệt đối xử dựa trên nguồn gốc quốc gia, bao gồm cả ngôn ngữ. Luật liên bang và tiểu bang cũng tiếp tục yêu cầu có thông dịch ngôn ngữ bằng tay cho các cộng đồng cộng đồng những người bị điếc và khiếm thính.
Chúng ta nên cùng nhau giám sát và thực thi các quyền của mình theo các luật và quy định về khả năng quyền được tiếp cận ngôn ngữ đang diễn ra này, khi cần thiết.
*Một vài ví dụ của các luật và các quy định mà đòi hỏi có quyền được tiếp cận ngôn ngữ là gì, bất kể Sắc Lệnh Hành Pháp mới này?
-Điều Khoản VI của Đạo Luật Dân Quyền 1964 cấm các cơ quan nhận tài trợ liên bang phân biệt đối xử dựa trên “nguồn gốc quốc gia,” điều mà Tòa Án Tối Cao đã giải thích trước đó bao gồm việc phân biệt đối xử dựa trên ngôn ngữ. Các quy định của Điều Khoản VI cũng chỉ ra các tình huống mà các dịch vụ ngôn ngữ cần được cung cấp.
Mục 504 của Đạo Luật Phục Hồi Chức Năng 1973 và Đạo luật Người Khuyết Tật Hoa Kỳ (ADA) yêu cầu các dịch vụ thông dịch ngôn ngữ ký hiệu bằng tay cho những người điếc và khiếm thính, bên cạnh các sự hỗ trợ khác.
Các lệnh liên bang khác mà đòi hỏi có quyền được tiếp cận ngôn ngữ trong một số bối cảnh nhất định bao gồm nhưng không giới hạn ở:
Đạo Luật Kiểm Soát Tội Phạm và An Ninh Đường Phố Omnibus 1968 (thực thi pháp luật, các tòa án)
Mục 1557 Đạo Luật Chăm Sóc Phù Hợp (bệnh viện, phòng khám sức khỏe, tổ chức phát hành bảo hiểm y tế, các cơ quan Medicaid tiểu bang, trung tâm y tế cộng đồng, phòng khám bác sĩ và cơ quan chăm sóc sức khỏe tại nhà, xem thêm tại đây)
Đạo Luật Tem Phiếu Thực Phẩm (các cơ quan tiểu bang và địa phương quản lý các phúc lợi SNAP)
Đạo Luật Cơ Hội và Đổi Mới Lực Lượng Lao Động (các cơ quan tiểu bang và địa phương quản lý các phúc lợi liên quan đến việc làm)
Mục 203 Đạo Luật Quyền Bỏ Phiếu (tài liệu bầu cử)
Đạo Luật Nhà Ở Công Bằng (các cơ quan tiểu bang và địa phương đảm bảo công bằng nhà ở)
Đạo Luật Cơ Hội Giáo Dục Bình Đẳng (1974) (bối cảnh trường học/giáo dục; xem thêm tại đây)
Đạo Luật Stafford (Trợ giúp vì tai họa của cơ quan FEMA; xem thêm tại đây)
Các luật chống phân biệt đối xử và các yêu cầu cho quyền được tiếp cận ngôn ngữ có thể được áp dụng cho các tổ chức tiểu bang và địa phương, bao gồm một số nhà cung cấp dịch vụ nhất định.
Trong hàng chục năm qua, các cơ quan liên bang cũng đã tạo ra các kế hoạch và các chính sách cho việc tiếp cận ngôn ngữ bắt nguồn từ luật liên bang và các biện pháp bảo vệ theo hiến pháp vẫn còn hiệu lực.
*Sắc lệnh của Trump sẽ ảnh hưởng đến những cơ quan nhận tài trợ liên bang, như các tòa án địa phương, trường học, và bệnh viện như thế nào?
-Những cơ quan nhận tài trợ liên bang có thể bao gồm, ví dụ, các tiểu bang và đô thị tự quản, các tòa án tiểu bang, các bệnh viện và văn phòng bác sĩ, các cơ quan tiểu bang và địa phương đang quản lý phúc lợi công cộng, và các trường công lập. Tất cả những cơ quan nhận tài trợ liên bang phải tiếp tục tuân theo các luật hiện hành và cung cấp quyền được tiếp cận ngôn ngữ. Như đã nêu trên, có nhiều quy chế và quy định tiếp tục bắt buộc cung cấp quyền được tiếp cận ngôn ngữ, bao gồm dịch ra các văn bản, thông dịch ngôn ngữ bằng miệng và bằng ký hiệu tay, và các thông báo tư vấn cho các thành viên cộng đồng về phương cách để tiếp cận hỗ trợ ngôn ngữ. Các sắc lệnh hành pháp không thể hủy bỏ hoặc sửa đổi một cách hợp lệ các luật hiện hành.
Trong khi chúng ta theo dõi cách các cơ quan liên bang phản hồi về sự thay đổi này, các chính phủ địa phương và tiểu bang và các tổ chức nhận tài trợ liên bang – bao gồm các bệnh viện và trường học cấp quận – có thể đóng vai trò như một nguồn ổn định và an toàn cho công chúng bằng cách khẳng định sự tiếp tục cam kết của họ với các dịch vụ đa ngôn ngữ. Một vài đối tượng nhận tài trợ liên bang, như Cơ Quan Tư Pháp Hawaii, đã tái khẳng định cam kết của họ để đảm bảo về quyền được tiếp cận ngôn ngữ cách hiệu quả.
*Người dân có thể yêu cầu có được một thông dịch viên hoặc các tài liệu được viết bằng ngôn ngữ chính của họ từ các cơ quan chính phủ và tổ chức nhận tài trợ liên bang không?
-Được! Trong hầu hết các trường hợp, mọi người có quyền nhận được sự hỗ trợ ngôn ngữ từ các chương trình và dịch vụ nhận tài trợ liên bang. Điều này bao gồm giao tiếp với các nhân viên có cùng ngôn ngữ với họ, làm việt với các thông dịch viên chuyên nghiệp, và/hoặc nhận các tài liệu đã được phiên dịch. Các nguồn lực như I Speak Cards cũng có thể giúp các thành viên cộng đồng xác định ngôn ngữ chính và yêu cầu các dịch vụ hỗ trợ ngôn ngữ.
*Mọi người nên làm gì nếu bị từ chối quyền được tiếp cận ngôn ngữ bởi một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức nhận tài trợ liên bang?
-Nếu một người cố gắng tiếp cận các dịch vụ được cung cấp bởi một cơ quan chính phủ hoặc tổ chức nhận tài trợ liên bang và bị từ chối không có một thông dịch viên hoặc các tài liệu được phiên dịch bằng ngôn ngữ chính của mình, họ nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ một nhà cung cấp dịch vụ pháp lý.