Cứu trợ bão lũ vấp “phông bạt” Bắc Kỳ

Hậu bão Yagi, nhiều nơi ở miền Bắc vẫn còn khốn khó (Ảnh: Dân Trí)

Tuần qua, miền Bắc Việt Nam đã trải qua trận lũ lụt nghiêm trọng do thiên tai (bão Yagi) và con người (thủy điện đồng loạt xả lũ) gây ra, làm thiệt hại lớn về người và tài sản. Tuy nhiên trong sự thao túng truyền thông của chính quyền, ít ai đề cập sâu đến nguyên nhân và cách khắc phục của chính quyền, mà chỉ thấy dư luận được lèo lái đến việc ca sĩ nào kêu gọi, hay doanh nhân nào không đóng góp. Không hiểu từ bao giờ trách nhiệm cứu trợ đồng bào khắc phục thiên tai lại là trách nhiệm hoàn toàn thuộc về công dân?

Không bàn tới nguyên nhân hay vấn đề bão lũ, chỉ riêng bàn tới thái độ của người dân trong những ngày vừa qua như thế nào? để thấy rõ sự suy đồi về đạo đức và tình người ở quê hương vốn lúc nào cũng ngạo nghễ  tinh thần “tương thân tương ái” ra sao:

Trước bão ít lâu, trên các nền tảng mạng xã hội có phong trào “đu trend” vẽ cờ đỏ sao vàng lên cửa và nóc nhà để chào mừng ngày 2 Tháng Chín như một cách thể hiện tinh thần yêu nước cộng sản. Nhưng khi lũ đến thì nhiều người cho đó là cái điềm báo, điều này cũng cho thấy một xã hội liên tục bị nhồi sọ lâu ngày sản sinh ra một thế hệ yêu nước dỏm phô trương và bày trò.

Một số bình luận trên mạng xã hội:

Tuần qua hai từ “sao kê” và “phông bạt” cũng được sử dụng nhiều trên các trang mạng xã hội ở Việt Nam. Người miền Bắc thường dùng từ này để mỉa mai, châm biếm những người có lối sống ngụy tạo, không dám đối mặt với sự thật, miền Nam gọi là hay ra vẻ. Cũng chính vì không dám đối mặt mà họ đã sử dụng những cái “phông bạt” hào nhoáng để tạo ra một cuộc sống, một con người giả tạo, hoàn toàn khác với hiện tại.

Trở lại với việc từ thiện cứu giúp đồng bào, nhiều nghệ sĩ, doanh nhân… những người có tên tuổi và địa vị xã hội tung hô khoe khoang hình ảnh chuyển khoản hàng trăm triệu đến vài tỷ, thế nhưng sau khi sao kê của Mặt trận Tổ quốc tung ra thì nhiều fanpage đưa lên mạng chi tiết, tố chuyện “phông bạt”. Hơn 12.000 trang sao kê bị coi như một “cú đấm trực diện” vào nhiều gương mặt nổi tiếng “yêu nước cộng sản”, bị lột trần chuyện “khoe” ủng hộ đồng bào vùng lũ bạc triệu, nhưng con số thực tế chỉ dừng lại ở vài chục, vài trăm ngàn đồng.

Có vậy mới thấy văn hóa và đạo đức thời xã hội chủ nghĩa, ra vẻ cuồng Cộng đang đi xuống tới mức nào: người ta chỉ quan tâm tới danh tiếng và hào nhoáng của bản thân mặc kệ đồng bào than khóc bi thương, mặc kệ ai đói rách miễn bản thân được người người ca tụng là đang rất “yêu nước”, đang hết lòng phục vụ đảng và nhà nước. Khi mặt nạ của những người mang danh từ thiện bị lột trần trụi trơ trẽn như thế cho thấy một lối sống tàn ác vô cảm của con người thời cộng sản kiêu hãnh và ngạo nghễ.

Một số bình luận trên mạng xã hội:

Chưa dừng lại ở đó, nếu người đi cứu trợ vô tâm tàn nhẫn trước những đồng bào gặp khó khăn, thì một số người dân với kiểu “phông bạt” đậm nét tính cách Bắc Kỳ, sống trong vùng khó khăn ấy lại cố chấp kiểu “thà chết không chịu nhục”.

Khi có một nghệ sĩ đến cứu trợ phát mì gói, họ kêu gào chê bai, rằng họ không đói, không khó khăn, đang ăn lẩu mà lại đi tặng mì tôm. Tỏ vẻ khinh thường ra mặt mà họ quên đi rằng cái văn hóa cốt lõi của con người là việc cho nhận và cảm ơn. Rõ ràng Nam Bắc thật khác nhau: của cho có như thế nào thì người nhận cũng cần thể hiện rằng mình là người có giáo dục, có đâu phô bày cái văn hóa vô ơn, “phông bạt” ra vẻ chỉ để tự tôn, vốn ăn sâu trong tính cách của dân Bắc thời cộng sản.

Một số bình luận trên mạng xã hội:

Ở Việt Nam khi bão lũ tới ta không thấy một trực thăng cứu hộ hay ca nô tàu thuyền tìm kiếm nạn dân, cấp phát lương thực… Đến khi chính quyền địa phương khoe ra đến nơi thì nhiều người đã chết. Xem những clip về bão lụt vừa qua, khi cứu hộ tới nơi nhiều người dân khóc trong tiếng nghẹn ngào “chúng tôi không cần đồ ăn chỉ xin mấy cái quan tài vì người nhà chúng tôi chết hết rồi”. Ấy vậy mà phần đông cộng đồng Việt trên đất Việt chỉ tập trung vào những phù phím mãi mê ôm lấy những lợi ích cá nhân thậm chí là trục lợi “phông bạt” danh hảo từ việc từ thiện.

Một bộ máy chính quyền hời hợt vô tâm, sản sinh ra một đất nước vô tâm. Một Việt Nam nghèo đói nhưng thích ca tụng tung hô trong nước, không biết thế giới đánh giá Việt Nam như thế nào? Bão lũ vừa qua không biết là bi hay hài chỉ thấy một mớ hỗn loạn từ quan đến dân.

 

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: