Tại sao chùa Ba Vàng lén thờ quan xâm lược Trung Quốc?

Trên các trang mạng đang lan truyền lá đơn tố cáo của Giáo Sư Vũ Thế Khôi, nhà nghiên cứu lịch sử ở Hà Nội, về chuyện sư ở chùa Ba Vàng cùng Vũ Minh Giang, một trí thức Sử học Xã hội Chủ nghĩa, âm thầm đem tượng một viên quan xâm lược Trung Quốc vào thờ cúng trong chùa. Sự kiện đang khiến nhiều người phẫn nộ và bàn tán.

Lá đơn ký tên giáo sư Vũ Thế Khôi, gửi đi nhiều nơi vào cuối Tháng Chín 2023, được Thanh tra Bộ Văn Hoá – Thể Thao – Du Lịch xác nhận và gửi yêu cầu điều tra vào 3 Tháng Mười 2023, về hiện tượng Chùa Ba Vàng cho thờ tượng của viên quan đời nhà Đường tên là Vũ Hồn (武渾). Ông này là một vị võ quan triều Đường Trung Hoa, năm 840 được bổ sang An Nam Đô hộ phủ làm Kinh Lược Sứ, thời nước Việt bị xâm lược và Bắc thuộc.

Theo sách sử, Vũ Hồn có chức phận chuyên trách việc bình định người Việt kháng Trung. Năm 843, theo các bộ sử lớn của Trung Quốc và Việt Nam như: “Tân Đường thư”, “Tư Trị thông giám”, “Đại Việt sử ký toàn thư”, quan Vũ Hồn bị người An nam nổi dậy đánh đuổi, đã phải bỏ nhiệm sở chạy trốn về Quảng Châu.

Nguyên do sự có mặt của tượng quan Trung Quốc xâm lược và cai trị, theo giải thích của giáo sư Vũ Thế Khôi, là từ nghiên cứu nào đó của ông Vũ Minh Giang, cho rằng ông quan này là tổ dòng họ Vũ ở Việt Nam. Tức là tổ của ông Giang và nhà sư Vũ Minh Hiếu (tên thật của Thích Trúc Thái Minh). Có lẽ vì vậy mà tượng quan xâm lược Vũ Hồn được vào thờ cúng trang trọng ở Chùa Ba Vàng.

Thế nhưng cả giáo sư Sử học Vũ Thế Khôi cùng những người khác, như Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đều chỉ ra điểm vô lý của ông Vũ Minh Giang qua việc cố dựng nên thuyết cho rằng quan Kinh Lược Sứ Vũ Hồn là ông tổ của tất cả các họ “Vũ, Võ, Văn” trên đất Việt. Giáo sư Khôi vạch ra chuyện ông Vũ Minh Giang dựng chuyện đi khảo sát bia đá Đa Căng- Nông Cống (Mộ Trạch – Hải Dương ngày nay) có khắc lời kể Kinh Lược Sứ Vũ Hồn là thủy tổ của Khai quốc công thần Vũ Uy, lấy vợ họ Hoàng, sinh 3 con trai và phát triển dòng họ Vũ ở đất An nam.

Nhóm khảo cổ ở Hà Nội, trong đó có giáo sư Vũ Thế Khôi đi điều tra đến tận nơi, lau rửa bia đá, chụp lại, đọc dịch, mới thấy tuyên bố của ông Giang là nói láo và hiển lộ một âm mưu chưa rõ vì sao. Sau khi bị lật tẩy, ông Giang thấy giáo sư Vũ Thế Khôi ở đâu là rẽ ngả khác, tránh giáp mặt, mặc dù ông Khôi yêu cầu công khai đối chứng.

Giáo sư Vũ Thế Khôi cũng đưa ra một bằng chứng khác, là chuông cổ Thanh Mai, được đúc từ năm 798, trên đó đã có khắc tên người họ Vũ, tức 42 năm trước khi quan Vũ Hồn đến, nước Việt đã có họ Vũ. Thậm chí đền thờ của nữ tướng Vũ Thị Thục, người cùng Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc nhà Hán xâm lược, có danh là Bát Nạn Tướng quân, được lập đền thờ từ năm 43, tức rất lâu trước khi nhà Đường Trung Quốc hình thành.

Người ta không hiểu tại sao ông Vũ Minh Giang lại cố dựng thuyết quan cai trị Vũ Hồn là một nhánh thuỷ tổ của người Việt? Kể cả chuyện lén lút cùng Vũ Minh Hiếu (Thích Trúc Thái Minh) đem vào chùa Phật để nhang khói cho quan xâm lược Vũ Hồn, đến khi bị dân chúng phát hiện và tri hô?

Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hoá Quốc Gia, cũng được nhiều người nhắc về chuyện ông kiến nghị không được gọi quân xâm lược Trung Quốc là “chúng, bọn chúng”, cũng như đề nghị sách sử về chiến tranh xâm lược 1979 của Trung Quốc, không gọi là “xâm lược”, mà “cuộc chiến toàn tuyến quân sự”.

Giáo sư Vũ (Võ) Minh Giang (ảnh: Blog Nguyễn Xuân Diện)

Trên trang blog của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, có lưu bài viết về chuyện ngành khảo cổ Việt Nam, phối hợp với các chuyên gia nước ngoài, đã tìm thấy bãi cọc trên sông Bạch Đằng trong trận chiến chống quân Mông – Nguyên của nhà Trần năm 1288, và xác định là chứng cứ quan trọng về lịch sử chống xâm lược phương Bắc của người Việt. Thế nhưng Vũ Minh Giang kéo thêm những trí thức đồng bọn, phủ nhận, và chối bỏ đó di tích lịch sử chống giặc của người Việt.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Khúc nhạc buồn trong ký ức
            Nếu ví cuộc đời của mỗi người như một bản trường ca có nhiều đoản khúc khác nhau, mỗi đoản khúc biểu tượng cho những diễn tiến buồn hay…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: