Đức Giáo Hoàng Leo có quan điểm thế nào về cuộc chiến giữa Nga – Ukraine?

Đức Giáo hoàng Leo XIV xuất hiện trên ban công của Vương cung thánh đường Thánh Peter (Vatican News)

Tìm lại những tư liệu cũ, thông qua một cuộc phỏng vấn năm 2022, Đức Giáo Hoàng Leo đã bày tỏ quan điểm rõ ràng là lên án cuộc xâm lược ‘đế quốc’ của Nga vào Ukraine.

Trong khi còn đương chức Giám mục Chiclayo ở Peru, Robert Prevost – người vừa được bổ nhiệm làm Giáo hoàng Leo XIV – đã lên tiếng phản đối cuộc chiến tranh tiếp diễn của Nga chống lại Ukraine.

Phát biểu với hãng tin Peru Semanario Expresión, Giám mục Prevost lên án cuộc chiến chống lại Ukraine của Nga, mô tả nước này là một “cuộc xâm lược thực sự, mang tính chất đế quốc, nơi Nga tìm cách chinh phục lãnh thổ vì lý do quyền lực”.

Vị Giám mục ấy, hôm nay đã trở thành Giáo hoàng Leo được bầu lên vào đầu tuần này vào ngày 8 Tháng Năm, sau việc qua đời của Giáo hoàng Francis vào ngày 21 Tháng Tư ở tuổi 88. Ngày 7 Tháng Năm, các hồng y chính thức mở hội nghị lịch sử tại Vatican để chọn người đứng đầu tiếp theo của Giáo hội Công giáo.

Bằng cách đặt tên rõ ràng cho sự thèm khát của đế quốc Nga ở lãnh thổ Ukraine, những bình luận trong quá khứ của Giáo hoàng Leo bày tỏ rõ thái độ về chiến tranh xâm lược của Nga, điều này có thể cho thấy một sự thay đổi tiềm năng trong các thông điệp từ Vatican.

Trong khi Giáo hoàng Francis được coi là một nhà cải cách đã lãnh đạo giáo hội với lòng trắc ẩn và nhân đạo, di sản của ông ở Ukraine được coi là phức tạp hơn.

Với tư cách là người lãnh đạo của Giáo hội Công giáo, Đức Giáo hoàng Leo được tin tưởng là sẽ đóng vai trò quyết định trong việc định hình cách thức tổ chức tôn giáo, cũng như cách phản ứng với cuộc chiến tranh lớn nhất châu Âu kể từ Thế chiến II.

Bài diễn văn đầu tiên thể hiện đầy sức mạnh

Trong bài diễn văn chính thức đầu tiên trước Hồng y đoàn sau khi đắc cử, Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã tiết lộ nguồn cảm hứng đằng sau cái tên mà ngài đã chọn – một cái tên, theo lời của ngài, lặp lại cam kết lâu dài của Giáo hội đối với phẩm giá con người và công bằng xã hội.

‘Đức Giáo Hoàng Leo XIII, với Thông điệp lịch sử Rerum novarum, đã đề cập đến vấn đề xã hội trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp vĩ đại đầu tiên’, Đức Giáo Hoàng Leo nhớ lại. ‘Ngày nay, Giáo hội cung cấp cho tất cả kho tàng giáo huấn xã hội của mình để đáp lại một cuộc cách mạng công nghiệp khác và sự phát triển của trí tuệ nhân tạo’. Do đó, một cái tên không chỉ bắt nguồn từ truyền thống, mà còn nhìn về phía trước những thách thức của một thế giới đang thay đổi nhanh chóng và lời kêu gọi lâu dài để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trong đó.

Vị Giám mục mới của Rôma đã bày tỏ lòng kính trọng đối với người tiền nhiệm của mình, nhớ đến sự đơn giản của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, sự cống hiến triệt để của ngài cho việc phục vụ, và sự trở về nhà Cha một cách hòa bình. ‘Chúng ta hãy trân trọng di sản quý báu này và tiếp tục cuộc hành trình của mình’, ngài nói, ‘được thúc đẩy bởi cùng một niềm hy vọng đến từ đức tin’.

Đức Thánh Cha nhắc nhở những người tụ họp về sự hiện diện lặng lẽ nhưng mạnh mẽ của Chúa Kitô Phục Sinh – ‘không phải trong tiếng gầm rú của sấm sét và động đất’, nhưng trong ‘tiếng thì thầm của một làn gió nhẹ’. Chính trong sự tĩnh lặng này, ngài nói, chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa mật thiết nhất, và chính cuộc gặp gỡ này phải hướng dẫn Giáo hội trong sứ mạng của mình ngày hôm nay.

Kết thúc bài diễn văn của mình, Đức Giáo Hoàng Leo XIV kêu gọi anh em của mình là các Hồng y và Giáo hội rộng lớn hơn tiếp tục con đường này với ‘lời cầu nguyện và dấn thân’. Cuối cùng, ngài trích dẫn lời Thánh Phaolô VI, vào buổi bình minh của triều đại giáo hoàng của chính ngài, cầu nguyện rằng ‘một ngọn lửa lớn của đức tin và tình yêu’ có thể một lần nữa lan rộng khắp thế giới, thắp sáng con đường cho tất cả những người thiện chí.

Các lãnh đạo thế giới nói về Tân Đức Giáo Hoàng

“Quyền lực của thiên đàng đã đưa ra phán quyết rõ ràng,” Javier Milei, Tổng thống Argentina, đã đăng một thông điệp nói, ngoài ra còn một lời tán thán bằng tiếng Tây Ban Nha. “Không còn lời nữa, thưa ngài. Vậy là xong.”

Thủ tướng Úc Anthony Albanese: “Đây là một khoảnh khắc của niềm vui và hy vọng cho người Công giáo trên toàn thế giới. Cầu xin Thiên Chúa phù hộ cho Đức Giáo Hoàng Leo XIV và xin triều đại của ngài thúc đẩy sự nghiệp hòa bình và công lý, phục vụ toàn thể nhân loại.”

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói với Giáo hoàng Leo XIV, và cho tất cả người Công giáo ở Pháp và trên toàn thế giới: “Ngài là một thông điệp về tình huynh đệ, mong là Giáo hoàng mới sẽ là người được chọn cho hòa bình và hy vọng.”

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez nói: “Cầu mong triều đại giáo hoàng của ngài góp phần tăng cường đối thoại và bảo vệ nhân quyền trong một thế giới tha thiết hy vọng và hiệp nhất.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Shrek 5
Loạt phim “Shrek,” sự kết hợp hấp dẫn giữa yếu tố hài hước, phiêu lưu và những câu chuyện ấm lòng, để lại dấu ấn không thể phai mờ trong…
Quảng Cáo
Quảng Cáo