Giao hưởng chiến tranh

1.

Mới đây, trong một cuộc phỏng vấn truyền hình, ông Trump nói rằng “có một thế lực đầy kinh ngạc nào đó” tác động vào cái ngày ông bị ám sát hụt ở Pennsylvania. Viên đạn chỉ sượt tai ông.

Vị cựu Tổng Thống Mỹ cho rằng Chúa đã cứu mạng ông. “Đó là nhờ Chúa,” ông nói. Và rằng ông có sứ mệnh cứu nước Mỹ, và cả thế giới.

Những người ủng hộ ông Trump hẳn cũng tin vào lời ông, cho rằng chính Chúa đã cứu ông để ông có thể dẫn dắt nước Mỹ và nhân loại.

Những người ghét ông Trump thì chắc không tin Chúa lại đi cứu một kẻ mà họ không ưa như ông. Họ nghĩ rằng ông thoát chết chỉ là do may mắn. Và họ hẳn tin rằng Chúa sẽ không để ông trở lại Tòa Bạch Ốc lần nào nữa!

2.

Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba đổ lỗi cho Phương Tây về những thất bại ở chiến trường.

Ông Kuleba cho rằng mọi thất bại quân sự của Ukraine đều đến từ các nước tài trợ Phương Tây. Vị Ngoại trưởng này kêu gọi Phương Tây cung cấp thêm tên lửa cho Ukraine và nhanh chóng dỡ bỏ mọi hạn chế về việc sử dụng vũ khí tầm xa tấn công vào trong lãnh thổ Nga. Ông nhấn mạnh rằng nếu Phương Tây dỡ bỏ các hạn chế đó thì Ukraine sẽ đạt thắng lợi trên chiến trường, còn nếu các hạn chế không được dỡ bỏ thì Phương Tây đừng trách gì Ukraine mà hãy tự trách mình.

Ông Kuleba cũng chỉ trích sự chậm trễ trong việc chuyển giao các hệ thống Patriot đang gây ra nhiều tổn thất cho Ukraine. Ông từng nói thẳng rằng nỗi lo sợ xung đột leo thang đã chi phối các đồng minh Phương Tây trong quá trình ra quyết định. Có thể nói ông Kuleba hoàn toàn có lý khi nhận định như thế. Phương Tây cần hiểu một thực tế là xung đột Nga-Ukraine đang ngày càng leo thang, dù muốn hay không. Sợ hay không sợ thì nó vẫn cứ leo thang. Cuộc tấn công của Ukraine vào Kursk cho thấy thực tế đó. Đã chơi thì phải chơi tới bến. Chơi nửa vời thì không phải là chơi.

Moscow từng nói rằng nếu Phương Tây để xung đột Nga-Ukraine leo thang là tự chuốc lấy rắc rối. Chẳng lẽ lời hù dọa này lại làm Phương Tây rụt rè, không dám có những quyết định dứt khoát ? Nếu Phương Tây chuốc lấy rắc rối thì sao? Chẳng lẽ Phương Tây sợ rằng nếu để xung đột leo thang thì sẽ phải đối mặt với Thế Chiến Thứ Ba?

Phương Tây phải hiểu rằng cuộc xung đột Nga-Ukraine thực chất đang mang màu sắc của Thế Chiến Thứ Ba. Và rằng đâu chỉ Phương Tây mà cả Nga cũng không muốn Thế Chiến Thứ Ba xảy ra, bởi Nga đang lâm kiệt quệ vì cuộc xâm lược Ukraine và chỉ muốn mau mau thoát khỏi cuộc chiến này.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng nếu Phương Tây ủng hộ Ukraine tấn công sâu vào trong lãnh thổ Nga thì sẽ là đùa với lửa. Dường như khi đem lửa ra hù thiên hạ, ông Ngoại trưởng Nga không nhận ra rằng chính Nga đang ở trong đám cháy do minh gây ra.

3.

Ông Trump được cho là đang đổi chiến thuật hòng lật ngược tình thế trước bà Harris.

Cụ thể là thay vì tiếp tục công kích cá nhân bà Harris, ông Trump tập trung vận động tranh cử ở các bang chiến địa như Pennsylvania, North Carolina Wisconsin, Michigan…vốn có vai trò quan trọng trong bầu cử Tổng Thống. Chỉ riêng bang Pennsylvania đóng góp 19 phiếu đại cử tri. Ông cũng được cho là sẽ xuất hiện trước cử tri thường xuyên hơn, theo lời khuyên của các đồng minh thân cận.

Việc thay đổi chiến thuật của ông Trump có mang lại kết quả như ông mong đợi hay không thì còn phải chờ xem. Nhưng phải nói rằng nếu ông vẫn khư khư ôm các chiến thuật cũ thì sẽ rất khó cho ông vượt lên bà Harris.

Song chỉ thay đổi chiến thuật thôi thì có lẽ vẫn chưa đủ đối với ông Trump. Đi cùng với việc đổi chiến thuật, ông còn phải biết kiểm soát chính mình, không để mình đi “trật đường ray” các lời khuyên của các cố vấn. Bằng không ông sẽ tiếp tục bị bà Harris cho ngửi khói trên đường đua vào Tòa Bạch Ốc.

Ông Trump vốn bị nhiều người xem là kẻ có tính khí thất thường, khó mà kiểm soát. Biết làm sao được. Ông Trump nhiều khi còn không kiểm soát được chính mình thì ai mà kiểm soát được ông!

4.

Trước khi ông Biden tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua, giới lãnh đạo Trung Quốc hẳn chuẩn bị cho kịch bản ông Trump trở lại Tòa Bạch Ốc. Điều này nếu xảy ra thì nhiều khả năng sẽ khiến quan hệ Mỹ-Trung trở lại căng thẳng như thời gian ông Trump làm tổng thống trước đây, từ 2016 đến 2020.

Nay, đứng trước việc bà Harris có thể đánh bại ông Trump, Bắc Kinh có lẽ sẽ thấy nhẹ nhõm, bởi bà Harris được cho là sẽ kế thừa đường lối ngoại giao của ông Biden. Nghĩa là nếu trở thành tổng thống, bà ta sẽ thi hành một chính sách tương đối uyển chuyển với Bắc Kinh. Vì thế, Bắc Kinh được cho là mong đợi bà Harris sẽ là người chiến thắng trong bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2024.

Trong chuyến thăm Trung Quốc mới đây, cố vấn An Ninh Quốc Gia Mỹ Jake Sullivan đã nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Tổng Thống Joe Biden không muốn biến quan hệ Mỹ-Trung thành xung đột hay đối đầu. Và ông Tập đáp lại rằng trong thế giới đầy biến động hiện nay, các quốc gia cần đoàn kết và hợp tác với nhau.

Nghĩ cho cùng, với một siêu cường về quân sự và kinh tế như Trung Quốc, Mỹ nên thi hành một đối sách không mềm móng mà cũng không quá cứng rắn, trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Chứng hôi miệng
Chứng hôi miệng là một tình trạng phổ biến, gây khó chịu cho bản thân, những người xung quanh và thậm chí cô lập xã hội, ảnh hưởng đến mọi…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: