Trung Quốc: Xét nghiệm COVID-19 đại trà, kẻ trắng tay, người thành tỉ phú

Xét nghiệm COVID-19 liên tục là nỗi kinh hoàng của người dân Trung Quốc. (ảnh: Getty Images)

Đại dịch COVID-19 đang khiến Trung Quốc “bỗng dưng” có nhiều tay trở thành tỉ phú, làm giàu làm giàu nhờ… trừng phạt người nghèo. Tái phong toả và xét nghiệm đại trà ở Thượng Hải và Bắc Kinh đang là nỗi kinh hoàng của người dân Trung Quốc.

Cứ 48 tiếng là phải đi xét nghiệm!

Một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Bắc Kinh. (ảnh: Getty Images)

Thượng Hải đã chấm dứt các hạn chế nghiêm ngặt nhất về lockdown do COVID-19, nhưng 25 triệu cư dân của thành phố, sau hơn hai tháng bị phong toả, vẫn cảm thấy họ không thể nào quay trở về với cuộc sống như trước. Lý do, sắp tới, nếu ai muốn ra nơi công cộng, phải trình kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính, mà phải là xét nghiệm PCR. Vấn đề là không phải ai cũng có tiền để đi xét nghiệm liên tục kiểu như thế.

Chính sách khắc nghiệt này dự kiến ​​sẽ được áp dụng trên toàn quốc. Sau khi cung cấp hàng chục triệu xét nghiệm miễn phí để ngăn chặn các đợt bùng phát trong nửa năm qua, chính phủ đã quyết định chuyển phí tổn từ chính phủ sang… người dân. Điều này ảnh hưởng nặng nề nhất là người dân nghèo.

Một xét nghiệm PCR thường có giá từ 16 đến 20 nhân dân tệ, tức $2.40-$3. Các chi phí liên tục thay đổi “đánh” thẳng vào túi tiền vốn đã cạn kiệt của tầng lớp lao động. Người dân không thể đi vào các cửa hàng tạp hóa, nhà hàng, trung tâm thương mại và tòa nhà văn phòng nếu không có xét nghiệm PCR. Những người làm việc phải xét nghiệm sau mỗi 48 giờ, tức mất thêm 300 tệ một tháng. Phải “móc túi” trả tiền xét nghiệm, trong khi mức lương trung bình hàng tháng chỉ khoảng 8,903 tệ (theo thông tin của chính phủ). Thời gian chờ đợi xét nghiệm và lấy kết quả lâu cũng là gánh nặng cho người dân.

Vậy xét nghiệm COVID-19 sẽ ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế Trung Quốc? Chỉ tính chi phí 20 tệ cho mỗi lần xét nghiệm, việc xét nghiệm 70% dân số hai ngày một lần sẽ tương đương 8.4% tổng chi tiêu tài chính. Các nhà kinh tế của Nomura tính toán trong một báo cáo vào Tháng Năm và cho biết thêm xét nghiệm sẽ làm giảm 1.8% GDP của đất nước, làm tăng thêm lo ngại nền kinh tế sẽ yếu thêm.

Xét nghiệm miễn phí sẽ ngốn vào ngân quĩ của các lĩnh vực cần chi tiêu khác, đặc biệt là chi tiêu vì lợi ích của người nghèo. Các quan chức địa phương thường than phiền xét nghiệm “miễn phí” đang xén bớt vào quỹ xóa đói giảm nghèo của địa phương họ.

Nhân viên y tế đem xe và vật dụng xét nghiệm xuống các khu dân cư ở Thượng Hải yêu cầu người dân đi xét nghiệm COVID-19. (ảnh: Getty Images)

Đón đầu cơn lốc tiền

Trong những tuần gần đây, Thủ tướng Lý Khắc Cường nêu ra những rủi ro cho nền kinh tế vì đại dịch. Cảnh báo của ông càng củng cố ý kiến ​​cho rằng mục tiêu tăng trưởng GDP 5.5% của chính phủ trong năm 2022 là nằm ngoài tầm với. Một cuộc khảo sát của trang kinh tế tài chính Bloomberg kéo con số này xuống còn 4.5%. Hiện nay thanh niên Trung Quốc còn phải đối mặt với nguy cơ không tìm được việc làm. Vào Tháng Tư, tỷ lệ thất nghiệp ở lứa tuổi từ 16 đến 24 tuổi, đã đạt mức cao nhất 18.2%, gấp ba lần tỷ lệ thất nghiệp chung. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu từ bỏ chiến lược kiên trì “zero-Covid”.

Tháng trước, chính quyền Thượng Hải cho biết đã hoàn thành 9,000 điểm xét nghiệm cố định quanh thành phố, đặt ở lối vào ga tàu hoả, tàu điện ngầm, tại các khu dân cư và toà nhà văn phòng để mọi người có thể được xét nghiệm và lấy kết quả chỉ trong 15 phút.

Ở đầu bên kia của quang phổ, nhu cầu tăng đột ngột xét nghiệm hàng loạt đã làm giàu cho các tỉ phú cũ và tạo ra các tỉ phú mới. Công ty Pacific Securities có trụ sở ở Hong Kong ước tính thị trường dành cho các nhà cung cấp và sản xuất bộ xét nghiệm COVID-19 trị giá hơn $1.5 tỉ mỗi năm. Trong ngành công nghiệp xét nghiệm có hai anh em Li Jixun và Lin Feng, sáng lập mạng lưới phòng thí nghiệm lâm sàng Adicon và các công ty chính phủ khác như Dian Diagnostics và Shanghai Runda. Ngoài các hợp đồng ký với chính phủ, các công ty này cũng nhanh chóng nhảy vào phục vụ nhu cầu xét nghiệm 24 giờ trực tiếp cho người dân nào cần.

Hồi Tháng Tư lúc COVID-19 đang ở mức cao điểm, mỗi tháng, Runda phải làm tới 400,000 ca xét nghiệm COVID-10 trong thời gian Thượng Hải đóng cửa. “Phi vụ” này khiến Runda bỏ túi hơn $30 triệu mỗi tháng. Theo Reuters. Một nguồn tin khác cho biết Trung Quốc sẽ chi khoảng $52 tỉ trong năm nay cho hoạt động xét nghiệm, thành lập các cơ sở y tế mới, lắp đặt các thiết bị giám sát và các biện pháp phòng chống COVID-19 khác.

(tham khảo: qz.com)

Đọc thêm:

-Lần đầu tiên kinh tế Trung Quốc tăng chậm hơn Mỹ

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: