Vì sao việc cải cách của Tô Lâm là câu chuyện xa vời?

Ông Tô Lâm. (Hình: Thanh Niên)

Sau khi chính thức trở thành tổng bí thư, ông Tô Lâm đã đưa ra tuyên bố: “Việt Nam sẽ tiến vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.” Đồng thời, ông cũng cam kết, sẽ đưa đất nước hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Việt Nam cần phải có một nhân vật có động cơ cải cách, để có thể rũ bỏ tất cả những tàn dư xấu xa và nguy hiểm, do tổng bí thư cũ để lại. Trên thực tế, đã có một số không nhỏ bắt đầu tin rằng, Tổng Bí Thư Tô Lâm là một nhân vật cải cách.

Vì sao lại nói như vậy?

Trăm nghe không bằng một thấy, có câu thành ngữ mà nhiều người biết, đó là, “Hãy nói cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ nói anh là người thế nào?”

Việc ngay sau khi trở thành tổng bí thư, ông Tô Lâm đã kéo theo cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, liên tiếp xuất hiện trong một số sự kiện chính trị quan trọng, có lẽ nhằm mục đích chứng tỏ với dư luận rằng, ông sẽ là một nhà cải cách.

Gần đây, ông Nguyễn Đình Bin – một nhà ngoại giao kỳ cựu, từng là ủy viên Trung Ương Đảng, gửi cho ông Tô Lâm một bức tâm thư, với lời kêu gọi thay đổi “thể chế chính trị.”

Theo BBC Tiếng Việt, đây cũng là nguyện vọng của nhiều người dân, có quan tâm, trăn trở đến hiện tình đất nước.

Ông Nguyễn Đình Bin kêu gọi:

“Mọi điều kiện chủ quan và khách quan, đối nội và đối ngoại, đã quá chín muồi, để Đảng Cộng Sản Việt Nam quyết định thực hiện cuộc cách mạng trọng đại, và cấp bách về tư tưởng! Thời cơ lịch sử vận Nước, cũng như vận Đảng đang đến! Phải quyết nắm lấy! Không được bỏ lỡ!”

BBC đặt câu hỏi, “Cờ trong tay ông Tô Lâm, liệu có một ‘đổi mới’ thứ hai?”

Trong dịp lễ Quốc Khánh 2/9 vừa qua, Tổng Bí Thư Tô Lâm đã tới thăm gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao, tác giả bài Quốc ca Việt Nam, người được giới nhân sĩ trí thức trọng vọng. Tuy nhiên, cố nhạc sĩ Văn Cao từng là một nạn nhân, từng “lên bờ, xuống ruộng” bởi chiến dịch chống Nhân Văn Giai Phẩm, đây cũng là một điểm đáng lưu ý.
Việc ông Tô Lâm đến thăm một nghệ sĩ từng có “vấn đề” được công luận đánh giá cao. Song ít người biết rằng ông đang sử dụng cái gọi là “chủ nghĩa dân túy” để lấy lòng dân chúng và công luận.

Nếu Việt Nam tiến hành cải cách, nhất là cải cách chính trị, thì chắc chắn, Trung Quốc không muốn. Với lý do, Bắc Kinh không bao giờ muốn Việt Nam ổn định và phát triển, vì họ lo rằng, Việt Nam sẽ rời xa Trung Quốc, để đi theo phương Tây.

Trong bối cảnh, nội bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng CSVN đã và đang chia rẽ sâu sắc. Thế lực chính trị trước đây của ông Trọng, và lực lượng lãnh đạo quân đội vẫn đang chiếm một số đông áp đảo. Họ sẽ lấy lý do kiên định với chủ nghĩa xã hội, và nhân danh đảng, để chống lại chủ trương cải cách của ông Tô Lâm.

Lãnh đạo Ban Đảng cũng như lãnh đạo quân đội, trong thời gian gần đây, đã kiên quyết chống mối quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Mỹ. Câu chuyện “lùm xùm” với Đại học Fulbright là một trong những bằng chứng.

Trong khi, sự trỗi dậy của phe quân đội đã buộc ông Tô Lâm phải chấp nhận lùi bước. Đồng thời, quan điểm chính thống của phe quân đội vẫn khẳng định: Trung tâm quyền lực chính trị Việt Nam thuộc về quân đội, chứ không phải công an.

Trong khi, có nhiều ý kiến cho rằng, Bắc Kinh đang giật dây cho đám tay chân thân Trung Quốc trong Đảng CSVN, nhằm đảo ngược tình thế và hạ bệ Tổng Bí Thư Tô Lâm. Do đó, ông Lâm sẽ tiến hành cải cách toàn diện, sâu rộng ở Việt Nam, chỉ là một câu chuyện xa vời, và ít có khả năng trở thành hiện thực.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: