Bác sĩ có trách nhiệm trong vụ trẻ tử vong sau khi ăn bánh đêm Trung thu không?

Bệnh viện Lê Văn Thịnh, nơi điều trị cho nhiều bệnh nhân trong vụ nghi ngộ độc sau khi ăn bánh đêm Trung thu – Ảnh: Dân Trí

Trước cái chết thương tâm của bé P.N.Q. (6 tuổi) nghi bị ngộ độc sau khi ăn bánh đêm Trung thu tại TP. Thủ Đức, dư luận đặt nhiều câu hỏi về vai trò và trách nhiệm của các bác sĩ tiếp nhận bé Q., và chữa trị ngay từ đầu.

Bản tin trên báo Tuổi Trẻ ngày 3 Tháng Mười trích lời chị Phan Thị Út (39 tuổi, ngụ tỉnh Cà Mau) – mẹ bé Q. – cho biết:

Khoảng 22:00 ngày 29 Tháng Chín, sau khi hết ca làm việc, ban quản lý chung cư Palm Heights (phường An Phú, TP Thủ Đức) có cho chị ba cái bánh su kem (của một thương hiệu nổi tiếng). Chị mang về phòng trọ tại đường Nguyễn Tư Nghiêm (TP Thủ Đức) để gia đình cùng ăn.

Lúc này, bé Q. đã ngủ nên chị để bánh trên bàn. Khoảng 8:00 sáng ngày 30 Tháng Chín, bé ngủ dậy và ăn hai cái bánh, còn một cái cháu chia cho T. (19 tuổi, anh của Q.).

Do ăn không hết nên bé Q. cho chị Út ăn nửa cái bánh. Đến khoảng 22:00 cùng ngày, cả ba mẹ con bắt đầu có biểu hiện nôn ói, đau bụng, đi ngoài nhiều… Cả ba đều bị chóng mặt, không làm gì được nên nằm yên một chỗ.

Đến khoảng 8:00 sáng ngày 1 Tháng Mười, do chị Út mệt, nôn ói và không có sức nên nói chồng chở bé Q. đi khám ở một cơ sở y tế trên địa bàn TP Thủ Đức. Sau khi khám xong, bác sĩ cấp thuốc về uống, theo dõi.

Tuy nhiên, dù uống thuốc đều đặn theo lời dặn của bác sĩ, nhưng đến chiều bé Q. vẫn nôn ói, đi ngoài nhiều và đau bụng.

Khu trọ nơi cháu Q. sinh sống cùng cha mẹ – Ảnh: Tuổi Trẻ

Khoảng 18:00 cùng ngày, chị Út nói chồng chở cháu Q. vào Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức) để thăm khám và điều trị. Theo chị Út, sau hơn một giờ thăm khám, bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột, bác sĩ kê đơn thuốc (kháng sinh, giảm đau, men tiêu hóa), rồi cho bé Q. ra về.

Chị Út thuật lại:

“Bác sĩ nói lấy thuốc về cho cháu uống rồi theo dõi tiếp. Tôi nói bác sĩ cho nhập viện nhưng bác sĩ nói không đến nỗi, nên không nhập viện, mình mới đưa cháu về phòng”.

Đến 22:00, cháu Q. có triệu chứng nặng hơn, người nóng ran nên người nhà lấy khăn nhúng nước ấm lau người cho cháu. Đến khoảng 23:00, cháu Q. có biểu hiện tím môi, người lờ đờ. Sau đó người nhà lấy xe máy chở cháu Q. quay lại Bệnh viện Lê Văn Thịnh.

Trên đường đến bệnh viện tim cháu ngừng đập. Đến nơi bác sĩ cấp cứu nhưng bé Q. được chẩn đoán đã ngưng tim, ngưng thở trước khi nhập viện chưa rõ nguyên nhân.

Có người nói, nếu bác sĩ tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho bé được nhập viện từ chiều ngày 1 Tháng Mười, thì có lẽ bé đã không bị chết tức tưởi như thế. Một số người đề nghị cơ quan điều tra làm rõ trách nhiệm của người bác sĩ này.

Bác sĩ Trần Văn Khanh – giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh – cho biết mọi chuyện nhập viện hay không đều phải dựa vào tình hình thực tế của bệnh nhân. Ông nói chiều 1 Tháng Mười, khi bé Q. nhập viện thăm khám thì lúc khám bé tỉnh, không có dấu hiệu chuyển nặng nên bác sĩ không cho nhập viện. là đúng quy trình.

Sau khi thăm khám và kê đơn thuốc, các bác sĩ có dặn người nhà khi có dấu hiệu bất thường cho bé quay lại bệnh viện thăm khám để xử lý kịp thời.

Chẳng ai ngờ khi quay lại bệnh viện thì đã quá trễ.

Hiện gia đình đã đưa bé Q. về quê ở Cà Mau mai táng.

Việc bác sĩ Bệnh viện Lê Văn Thịnh có làm đúng trách nhiệm của người thầy thuốc hay không, phải chờ cơ quan chức năng vào cuộc điều tra.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Khúc nhạc buồn trong ký ức
            Nếu ví cuộc đời của mỗi người như một bản trường ca có nhiều đoản khúc khác nhau, mỗi đoản khúc biểu tượng cho những diễn tiến buồn hay…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: