Bỏ mặc dân nghèo tự lo

Cổng chào giá 200 tỷ của Quảng Ninh. Ảnh: Zing

Trên thế giới, nói đến vấn đề an sinh xã hội thì người ta hiểu đó là các chương trình hành động của chính phủ, là trách nhiệm của chính phủ. Trách nhiệm đó được mặc định là trách nhiệm của nhà nước, nó không phải là trách nhiệm của người dân. Người dân đóng thuế nên có quyền đòi hỏi Chính phủ phải lo cho họ nhu cầu sống tối thiểu nếu họ không có khả năng tự lo.

Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Hồ Hải phát biểu. Nguồn: Báo SGGP

An sinh là trách nhiệm của Nhà nước nhưng không hiểu sao ngày 16 Tháng Sáu, ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM lại có phát biểu như sau: “Công tác nhân đạo xã hội là một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo an sinh xã hội”. Quan niệm của ông là cần dựa vào cộng đồng xã hội để mang lại an sinh cho người dân. Vậy tôi tự hỏi, trách nhiệm của nhà nước này ở đâu? Tại sao lãnh đạo một thành phố lớn nhất nước lại có quan niệm như vậy? Thật nguy hiểm nếu đây là quan điểm chung, nhất quán và xuyên suốt của nhà cầm quyền lãnh đạo đất nước.

Khi lãnh đạo nghĩ rằng, vai trò chính trong việc thực hiện chế độ an sinh cho dân là của cộng đồng xã hội thì ắt, các bộ trực thuộc Chính phủ sẽ hành động theo hướng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Nếu theo dõi cách thực thi chính sách của các bộ thì có thể thấy rõ liệu họ có đùn đẩy cho xã hội hay không? Trong bộ máy chính phủ hiện tại, các bộ chuyên lo về mặt an sinh cho toàn dân đó là: Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội; Bộ Giáo Dục và Đào Tạo; Bộ Y tế.

Biểu đồ chi ngân sách 2022 của Thái Lan. Nguồn: The Nation Thailand

Điều đầu tiên dễ nhìn thấy nhất là phân bổ ngân sách trung ương. Hãy xem, nhà cầm quyền Cộng sản đang chi cho các cơ quan chuyên trách xã hội,  y tế, giáo dục và các ngân khoản phúc lợi khác như thế nào?

Theo Nghị quyết 40/2021/QH15 về Phân bổ Ngân sách Trung ương 2022 do Quốc hội khóa XV ký ban hành ngày 13/11/2021 thì ngân sách cho các bộ như sau: Bộ Y tế, 11.3 ngàn tỷ đồng; Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, 6.5 ngàn tỷ đồng; Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, 34.8 ngàn tỷ đồng.

Liệu con số này cao hay thấp? Muốn biết cao hay thấp chỉ cần so sánh nó với bộ khác, ví dụ so sánh với Bộ Công an. Bộ Công an được duyệt chi 95.6 ngàn tỷ đồng, gấp 8.5 lần Bộ Y tế, gấp 15 lần Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, gấp 2.7 lần Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội. Nhà nước cộng sản rõ ràng ưu tiên rất lớn cho ngành công an và xem nhẹ ngành y tế và giáo dục.

TPHCM dự định tăng học phí lên 5 lần vào năm tới. Ảnh chụp màn hình báo Tiền Phong

Đấy là so sánh các bộ với nhau, còn so sánh với các nước khác thì Việt Nam thế nào? Gần chúng ta là Thái Lan, quốc gia phát triển hơn Việt Nam nhưng không quá xa, xem họ chi cho an sinh xã hội như thế nào?

Theo tờ The Nation Thailand cho biết, Chính phủ Thái Lan chi cho: Bộ Giáo Dục là 323 tỷ baht tương đương tương đương 213.5 ngàn tỷ đồng, gấp 33 lần ngân sách giáo dục Việt Nam; Bộ Y tế của Thái Lan được chi 130.5 tỷ baht tương đương 83.6 ngàn tỷ đồng, gấp 8.4 lần ngân sách y tế Việt Nam. Ở Thái Lan, giáo dục chi cao nhất, cao hơn Bộ nội vụ (tương đương Bộ Công an Việt Nam). Vì chi cho y tế – giáo dục cao như thế nên người dân Thái được hưởng y tế giá rẻ và giáo dục giá rẻ. Ngân sách cao là do chính sách trợ giá một phần cho an sinh của chính phủ nước này. Tại các nước tiến bộ hơn như Úc, Canada, New Zealand thì người dân được trợ giá y tế giáo dục hoàn toàn.

Học phí tăng. Ảnh chụp màn hình báo Lao Động

Đồng ý rằng, Việt Nam nghèo hơn Thái Lan thì chi giáo dục, y tế vv… thấp hơn họ. Tuy nhiên dù có thấp thì cũng thấp tương đối chứ không phải quá thấp. Năm 2022, GDP Thái Lan là  502 tỷ đô la, trong khi đó GDP Việt Nam là 271 tỷ đô la. Thái Lan giàu gấp 1.85 lần Việt Nam nhưng ngân sách giáo dục họ gấp 33 lần, ngân sách y tế gấp 8.4 lần. Rõ ràng việc chi cho y tế và giáo dục của Việt Nam không tương xứng.

Chi cho an sinh xã hội thấp tuy đáng lo ngại, nhưng điều đáng lo ngại hơn là chế độ an sinh của Việt Nam vẫn không được cải thiện để theo kịp các nước đi trước mà còn có chiều hướng thụt lùi. Thử nhìn hiện trạng đất nước Việt Nam hiện nay, chỉ riêng những thứ khoe khoang vô bổ là các cổng chào trăm tỷ mọc nhan nhản, hàng loạt tượng đài ngàn tỷ, trăm tỷ cũng mọc lên khắp nơi. Ngân sách chỉ có hạn, nếu phung phí chỗ này thì buộc cắt giảm chỗ khác. Chính việc chi tiêu cho những công trình vô bổ đã làm cho an sinh Việt Nam không thể tiến mà lùi. Bệnh viện Việt Nam đang thiếu trầm trọng, ngân sách y tế quá khiêm tốn làm sao xây dựng cơ sở y tế để đáp ứng nhu cầu người dân? Về giáo dục thì càng tệ hơn, học phí ngày càng tănggiá sách vở cũng tăng vv… An sinh là hỗ trợ đời sống người dân, đằng này giáo dục và y tế lại chỉ nhăm nhăm khoan vào túi dân thì làm thế nào hầu cải thiện an sinh?

Bệnh viện đa khoa quốc tế Hạ Long bị bỏ hoang. Nguồn Báo Thanh Niên

Nhìn kỹ vào những quyết sách của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, thì thấy rõ ràng họ chỉ lo cho những thứ hào nhoáng trong khi rũ bỏ trách nhiệm lo an sinh cho dân. Bởi vậy khi người dân nghèo bị nhà nước xem thường chế độ an sinh thì đời sống họ khốn khó hơn. Họ chỉ còn trông cậy vào lòng hảo tâm của đồng bào mình. Với chính sách vậy, không biết ĐCSVN thực hiện khẩu hiệu “Dân giàu, nước mạnh” như thế nào đây?

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: