Ngày 5 Tháng Mười Hai 2024, Chủ Tịch Hội Nhà Văn Việt Nam, ông Nguyễn Quang Thiều, trao quyết định điều động ông Lương Ngọc An giữ chức phó tổng biên tập tạp chí Nhà Văn và Cuộc Sống. Đến ngày 4 Tháng Giêng, 2025, Hội Nhà Văn thu hồi quyết định này.
Sự việc này nhẽ ra không thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận nếu bà Dạ Thảo Phương không đăng bài “Kẻ hiếp dâm tôi lại làm phó tổng biên tập” trên báo Tiếng Dân. Bà này cũng dẫn lại thư tố cáo của mình ngày 6 Tháng Tư 2022 về việc ông Lương Ngọc An cưỡng hiếp bà.
Thời nay ở xứ ta, hình như cứ ai bị tố cáo thì mặc định là có tội. Trong nhiều trường hợp, cộng đồng có xu hướng ủng hộ người tố cáo dù chưa rõ đúng sai thế nào. Họ quên rằng theo Bộ Luật Hình Sự, một người được xem là vô tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do bộ luật này qui định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Trong vụ bà Dạ Thảo Phương viết thư tố cáo ông Lương Ngọc An hiếp dâm mình, thì ông ấy chưa hề bị bất kỳ tòa án nào kết tội thì không thể nói ông ấy phạm tội hiếp dâm.
Trong lá thư tố cáo của mình, bà Phương cho rằng ông An cưỡng hiếp và vu khống bà. Thế nhưng nhiều người lại cho rằng chính là thư này lại cho thấy lời tố cáo của bà là không đáng tin. Thực vậy, theo bà Phương, suốt thời gian từ Tháng Bảy năm 1999 đến Tháng Tư năm 2000, bà bị ông An nhiều lần khống chế, cưỡng bức như một nô lệ tình dục. Tuy nhiên, theo bà, do thiếu vốn sống và sợ hãi, bà không dám nói ra cho gia đình, cơ quan. Bà cũng kể mình từng bỏ thai.
Chỉ cần chút tỉnh táo là đủ thấy bà Phương nói dối, bởi thời điểm năm 1999 thì bà đã 25 tuổi (bà sinh năm 1974). 25 tuổi chứ đâu phải 15 tuổi mà bảo mình thiếu vốn sống. Và rằng nếu không có sự đồng thuận của bà, thì ông An làm sao có thể nhiều lần “hiếp dâm” bà. Chi tiết bà từng bỏ thai chứng minh điều này, bởi nếu không có sự đồng thuận của bà thì ông An không thể nào giao cấu với bà đến có thai. Một thắc mắc: Có thực cái thai đó là do ông An tạo ra, hay do một người đàn ông khác? Mà đúng là do ông An đi nữa, không thể nói là ông ta có tội trong chuyện này, bởi có sự đồng thuận của bà Phương.
Về phần mình, ông An cho rằng giữa hai người có mối quan hệ tình cảm chứ ông không hề cưỡng bức bà Phương. Thiết nghĩ, lời lý giải của ông An xem ra rất hợp lý và đáng tin. Nói thẳng ra, kẻ vu khống không phải là ông An, mà rất có thể là bà Phương.
Phải ghi nhận rằng trong khi có những tờ báo nghiêng về phía bà Phương mà không cần suy xét phải trái thế nào, thì Luật Khoa Tạp Chí đã tỏ ra rất tỉnh táo khi đưa tin một cách khách quan. Điều này cho thấy các vị điều hành Luật Khoa Tạp Chí rất am hiểu pháp luật.
Mặt khác, báo Tiếng Dân ngày 30 Tháng Mười Hai năm 2024 đã đăng lá thư của ông Phan Lạc Kiên, cha của bà Dạ Thảo Phương. Trong thư, ông này tố cáo ông An, Chủ Tịch Nguyễn Quang Thiều, cùng nhiều nhân vật trong Hội Nhà Văn đã từng “bao che cho kẻ phạm tội.”
Trong số những kẻ mà ông Kiên cho là “từng bao che” có ông Hữu Thỉnh, Tổng Biên Tập báo Văn Nghệ, và ông Trương Vĩnh Tuấn, phó tổng biên tập báo này. Theo ông Kiên, các ông Tuấn, Thỉnh đã hứa với ông rằng họ sẽ ‘cho thằng mất dạy một trận rồi đuổi thẳng cổ nó ra khỏi cơ quan.” Cũng theo ông Kiên, các ông Tuấn, Thỉnh đề nghị ông đừng đem việc này ra công an, ra cơ quan pháp luật, vì sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín cơ quan.
Và, vẫn theo lời ông Kiên, ông chờ mãi mà không thấy các ông Tuấn, Thỉnh giải quyết vụ việc thỏa đáng đúng như lời cam kết của họ rằng sẽ cho “thằng mất dạy một trận rồi đuổi thẳng cổ nó ra khỏi cơ quan.” Ông Kiên cho rằng chỉ vì tin lời cam kết của các ông Tuấn, Thỉnh nên ông cứ chờ đợi và chờ đợi, tới nỗi “vuột mất cơ hội đưa vụ việc ra công an, ra cơ quan pháp luật.”
Thiết nghĩ, lời buộc tội của ông Kiên đối với các ông Tuấn, Thỉnh rõ ràng là rất vô lý, không đáng tin. Bởi ông Kiên đâu phải là con nít để dễ tin vào lời cam kết của các ông Tuấn, Thỉnh, nếu quả thực họ có cam kết như vậy. Bởi chỉ cần chờ vài tháng mà không thấy các ông này thực hiện cam kết của họ, thì ông Kiên cứ việc đưa thẳng vụ việc ra công an, ra cơ quan pháp luật, chứ việc gì phải “chờ đợi và chờ đợi” cho cổ ông dài ra như cổ cò, rồi đổ tại ông này, ông kia mà không chịu nhận đó là lỗi tại mình.
Có thể nói lá thư tố cáo của bà Dạ Thảo Phương và thư buộc tội của ông Phan Lạc Kiên đều giống nhau ở chỗ là thiếu sự thành thật.
Một điều nữa, trong thư của mình, ông Kiên than rằng con gái ông từng 5 lần, 7 lượt nhất quyết tự tử (nhưng không chết). Điều này làm nhiều người ngạc nhiên, bởi chỉ cần một lần nhất quyết tự tử thì cũng đủ toại nguyện rồi, cần gì tới 5 lần, 7 lượt. Thuốc chuột hay xy a nuya mua đâu chẳng có, giá chẳng bao nhiêu. Chỉ có thể nói là con gái ông Kiên chưa chết là vì bà không thực lòng muốn chết mà thôi. Nghĩa là bà vẫn còn yêu đời lắm. Có vị nửa đùa nửa thực rằng: “Bà ta chỉ uống vài viên Panadol, thì làm sao chết được!”
Khó mà tin rằng ông Lương Ngọc An là hoàn toàn vô tội, dẫu chưa bao giờ bị tòa kết tội. Không có lửa làm sao có khói. Nói thẳng ra, cả ông An và bà Dạ Thảo Phương, chẳng ai sạch sẽ trong vụ này.
Tại anh tại ả, tại cả đôi bên. Xứng đôi quá còn gì!