Đường sắt Cát Linh – Hà Đông lấy lỗ làm lời

Dự án Cát Linh – Hà Đông có “lời” do được trợ giá từ chính quyền Hà Nội. Ảnh: Pháp Luật Online

Trong phần chất vấn tại Quốc hội ngày 8 Tháng Sáu, ông Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết ông “rất bất ngờ sau 19 tháng vận hành Cát Linh – Hà Đông hàng ngày có 31,000-33,000 người đi, cao điểm 55,000 người/ngày. Tàu chạy 6 phút/chuyến, lần đầu tiên báo lãi gần 100 tỉ đồng” (!?)

Không chỉ có ông Thắng bất ngờ, mà hàng trăm đại biểu có mặt cũng bất ngờ không kém ông. Theo phân tích từ các chuyên gia kinh tế, hệ thống đường sắt Cát Linh – Hà Đông “càng làm càng lỗ” vì mức đầu tư “như phá của” của các đời bộ trưởng GTVT. Thế mà giờ đây, ông Thắng lại “báo cáo lãi trăm tỉ”, ai mà tin cho được.

Người dân Hà Nội nghe ông Thắng nói sao nghe vậy thôi, chứ họ không tin. Ông Lâm Võ, một người mua vé tháng tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông nói, ông chẳng biết có lời hay không, nhưng với 4 chuyến đi và về hàng ngày, ông Võ nói “chắc cả thế kỷ nữa nó mới có lời!”

Có lẽ ý ông Võ là khi những con tàu này ngừng chạy, thay đổi công năng cho nó thành những nhà hàng trên không, đường ray thành khu vui chơi trên không, thì may ra thành phố mới có lời.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng rất “bất ngờ” khi dự án Cát Linh – Hà Đông có “lời”, chứng tỏ ông không biết gì về kinh tế cả – Ảnh: QH

Còn các “nhà chính trị vỉa hè” thì chỉ cười mỉa bên bàn cờ tướng. Ông Đạm vừa dùng xe chiếu tướng ông Thu, vừa nói: “Tin làm gì cái thằng Thắng đó. Tôi đâu có lạ gì bố con nhà nó đâu ông! Bộ trưởng gì mà lại ‘rất bất ngờ’ trước tin tuyến đường sắt ‘cát lông’ gì đó có lãi thì tôi cũng chịu thua”.

Ông Thu tay cầm con Sĩ đưa lên che mặt Tướng, miệng nói: “Làm ‘tư lệnh ngành giao thông’ mà còn bất ngờ cái chuyện lời lỗ của thằng ‘cát lông’ thì về quê chăn gà là vừa. Nó (chỉ ông Thắng) vừa nói xong thì ‘thằng’ Đường sắt Hà Nội lên tiếng số tiền 100 tỉ đó không phải là tiền lời. Ngu thế không biết!”

Theo phân tích từ các chuyên gia thì để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng, chính quyền Hà Nội áp dụng “chính sách trợ giá” từ ngân sách để một mặt bảo đảm nguồn tài chính cho vận hành tuyến, mặt khác bảo đảm lợi ích cho người sử dụng dịch vụ.

Nguồn thu năm 2022 của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội, ngoài doanh thu từ vé đã có trợ giá của thành phố theo đơn giá tạm thời. Con số chênh lệch thu chi trong báo cáo tài chính của công ty theo quy định của tài chính nếu tổng thu trừ cho tổng chi mà dương (+) thì gọi là “lời”. Tuy nhiên, lợi nhuận này chỉ tính trên trợ giá của chính quyền thành phố.

Ông Đạm đưa con Xe từ trung lộ sang phải tính thọc xuống dưới kết hợp với con Pháo chiếu bí ông Thu, giải thích: “Nói nôm na là như thế này: Chính quyền trợ giá cho 500 tỉ, công ty xài hết 400 tỉ, còn 100 tỉ chưa dùng tới (là con số dương) lên lấy đó làm lời. Tiên sư tụi nó, làm ăn mà khôn thế thì ai làm lại”.

Ông Thu kéo con Mã về bắt con Pháo của ông Đạm, rồi nói: “Tin tôi đi, cuối năm nay tính sổ mới biết, khi phải thay một lô một lốc các trang thiết bị hết thời hạn bảo hành. Lúc đó mới ‘vỡ mặt’ cả đám”.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: