Kể chuyện hạt giống đỏ của quan cộng sản

Ngôi nhà ‘khiêm tốn’ của ông Lê Viết Chữ ở vùng đất nghèo Quảng Ngãi (Ảnh: Tuổi Trẻ)

LTS: Mới đây, báo chí nhà nước đồng loạt đưa tin, công an đã bắt ông Lê Viết Chữ, cựu bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi do liên quan vụ tập đoàn Phúc Sơn, tức vụ ăn tiền để ký giấy cho làm dự án, có dính đến Võ Văn Thưởng. Không phải ai cũng biết đến Chữ, nhưng Chữ cũng có một mẫu số chung với các quan cộng sản, là “đời mình ăn dày, cho đời con làm thầy.”

Cách vun vén cho các hạt giống đỏ của các quan cộng sản đều giống nhau. Mà bài viết dưới đây là một trang hé lộ về sự bẩn thỉu trong hệ thống của những kẻ cầm  quyền, luôn miệng tuyên thệ chỉ sống vì nhân dân.

Câu chuyện công chúa đỏ Nguyễn Thanh Phượng (con gái của vương triều 3X) hô mây gọi gió, với những dự án mang về lợi nhuận kếch xù, hay Võ Thành Trung (con Võ Hồng Nam), là cháu nội của đại tướng Võ Nguyên Giáp, người cuối đời lo việc sinh đẻ cho chị em, nhưng cháu nội ông ta lại giỏi kinh doanh đồng hồ tiền tỷ, đam mê siêu se với bộ sưu tập chục chiếc, đều là “hạt giống đỏ.” Tất nhiên cả hai đều du học nước ngoài, ở xứ giãy chết mà ai ai cũng biết.

Nhưng, một thái tử đỏ xênh xang ở đất nghèo Quảng Ngãi, không phải ai cũng biết. Đó là chàng trai quê Nghĩa Hành, xứ Quảng Ngãi, có cha là ông Lê Viết Chữ, bí thư đương nhiệm tỉnh, UV BCH TW Đảng CS: Cậu hai Lê Viết Hà.

Nhân hôm nay tin cựu bí thư Quang Ngãi bị bắt trong vụ án liên quan đến chủ tịch tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu (biệt danh Hậu “Pháo”), mà chủ tịch Võ Văn Thưởng có dây phần nên phải từ chức, kể cũng nên nói về cách tay bí thư này dựng triều đại của y ở Quảng Ngãi ra sao, bồi đắp cho hạt giống đỏ Lê Viết Hà như thế nào.

Ông Lê Viết Chữ là cựu cán bộ thứ 6 của tỉnh Quảng Ngãi bị bắt trong vụ án liên quan đại gia Hậu “Pháo.” Trước đó, ông Đặng Văn Minh – chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi và ông Cao Khoa – cựu chủ tịch tỉnh – cùng 3 người là cựu phó giám đốc và trưởng phòng cấp sở của địa phương này cũng bị bắt tạm giam. Tất cả đều liên quan đến tham nhũng và nhận hối lộ, làm nên gia sản hào nhoáng không cần che đậy ở đất Quảng Ngãi.

Cậu ấm Lê Viết Hà. (Hình: Mekong Capital)

Nói về cậu ấm Lê Viết Hà, lý lịch làm việc và học tập trích ngang của Lê Viết Hà, đăng ở trang Mekong Capital, như sau:

“Trong vai trò là một cán bộ chịu trách nhiệm về các khoản đầu tư của Mekong Capital, Lê Viết Hà là người phụ trách chính trong việc thoái vốn thành công tại tại Công ty Hóa Chất Á châu. Lê Viết Hà chịu trách nhiệm hỗ trợ những cán bộ chịu trách nhiệm về các khoản đầu tư của Mekong Capital trong các giai đoạn đầu tư bao gồm lập dự án đầu tư, gia tăng giá trị sau quá trình đầu tư và thoái vốn thành công. Hà công tác tại Mekong Capital từ Tháng Mười Hai năm 2017.

Hà tốt nghiệp hạng xuất sắc với hai bằng cử nhân công nghệ Robot và Khoa Học Máy Tính từ Swiburne University. Hiện giờ Hà đang hoàn thành bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh tại đại học Deakin. Nhìn lý lịch trích ngang này, chúng ta đều thấy có gì đó na ná như lý lịch trích ngang của công chúa đỏ Nguyễn Thanh Phượng, với VietCapital.

Tuy nhiên, Lê Viết Hà “hơn” Nguyễn Thanh Phượng, con ba Dũng ở chỗ, có tin nói anh ta được sắp xếp đoạt giải trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia,” dư luận lùm xùm cho rằng, nhờ anh ta biết trước kết quả thi (thời điểm Hà thi, cha của Hà làm sếp giao thông tỉnh), chứ nhiều học sinh khác giỏi hơn Hà. Chuyện này, theo một bài viết trên trang Thông Luận, ngày 10 Tháng Mười 2017, cho biết như sau:

“Con của Chữ là Lê Viết Hà, thí sinh đoạt giải nhất Cuộc thi Olympia năm thứ 7 – 2007, nhờ bố mẹ chạy tiền lo lót. Lúc tranh tài, chú bé liên tiếp đưa tay làm dấu thánh giá vì mừng rỡ. Tất nhiên, với gia đình cộng sản thì không phải là người theo đạo Thiên Chúa. Trong năm học ấy, Hà không phải là ứng cử viên xuất sắc nhất của trường Lê Khiết, chỉ vì có bố là giám đốc sở giao thông vận tải nhiều tiền lo lót nên trong cuộc thi trực tiếp trên TV, Hà tự tin vượt qua rất nhiều câu hỏi rất dễ dàng vì đã được mớm trước.”

Thực hư câu chuyện chạy điểm cho Hà vẫn là một “bí mật quốc gia.” Nhưng thông qua việc mua bán điểm ở Sơn La, hay vụ bà Châu Thị Thu Nga chạy 1.5 triệu dollars để vào Quốc Hội, thì người dân mới biết được rằng, ở Việt Nam chuyện gì cũng có thể, miễn cha mẹ của bạn là quan chức cấp cao từ tỉnh đến Trung Ương.

Hẳn nhiên, quan chức cấp cao ở xứ này, họ có thể thiếu đạo đức, nhân phẩm, hay lòng tự trọng nhưng tiền thì không bao giờ thiếu, cho dù bạn ăn chơi trác táng cũng không sao, họ vẫn lo được.

Nhớ lại, ông trùm giang hồ Năm Cam có câu nói, mà ông đúc kết trong cuộc đời hối lộ quan chức nước nhà, rằng: “Cái gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng nhiều tiền.”

Tôi có người anh là dân xã hội, khi tôi hỏi cuộc đời ông thành công điều gì nhất, ông nói: “Đưa hối lộ là việc làm thành công nhất đời tao, vì chưa bao giờ quan chức từ chối!”

“Hồng phúc của dân tộc” là đây, chứ đâu!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Khúc nhạc buồn trong ký ức
            Nếu ví cuộc đời của mỗi người như một bản trường ca có nhiều đoản khúc khác nhau, mỗi đoản khúc biểu tượng cho những diễn tiến buồn hay…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: