Nghi vấn về chiếc xe hơi không người trôi trên sông Hồng: Bỏ xe trốn nợ

Chiêu giả chết hay mất tích để trốn nợ được dùng nhiều ở Việt Nam
Chiếc xe nổi trên sông Hồng thuộc huyện Hạ Hòa, Phú Thọ được người dân phát hiện – Ảnh: Mạng xã hội

Sáng ngày 2 Tháng Giêng năm 2023, người dân huyện Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ) phát hiện chiếc xe hơi nhãn hiệu KIA màu trắng, biển số 19A-354.97 nổi lềnh bềnh trên mặt sông nên cùng nhau kéo vào bờ rồi gọi báo công an địa phương.

Theo báo cáo của người dân, trong xe không có người, cửa sổ trời và hai cửa kính trước đều đã mở. Xe cũng không có dấu hiệu trầy xước hoặc dấu hiệu gặp tai nạn. Trong xe có một giấy phép lái xe mang tên N.K.D. (32 tuổi; ở xã Minh Côi, huyện Hạ Hòa).

Lãnh đạo huyện Hạ Hòa cho biết chính quyền đang cố gắng liên lạc với hai vợ chồng chủ xe này nhưng chưa được. Tuy nhiên, qua xác minh ban đầu của công an, chủ nhân chiếc xe này đã vay nợ tiền nhiều, nên có khả năng đây là một vụ giàn cảnh giả chết để trốn nợ.

Trước đây, màn kịch giả chết trốn nợ đã được phát hiện tại tỉnh Sóc Trăng năm 2021.

Bà Tuyến giả chết tự tổ chức lễ tang cho chính mình – Ảnh: Người Lao Động

Số là bà Trần Thị Tuyến (lúc đó 56 tuổi; ngụ thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung) nợ nần nhiều quá nên bàn với gia đình làm đám ma giả cho bà.

Tuy nhiên, thái độ của chồng con làm mọi người sinh nghi, khi thấy chồng con bà Tuyến chẳng ai buồn rầu, khóc lóc cả. Thêm nữa, mấy người còn của bà, mỗi người lại kể nguyên nhân bà tử vong hoàn toàn khác nhau.

Để làm rõ nguyên nhân “bà Tuyến tử vong”, công an quyết định mở nắp quan tài để khám nghiệm tử thi, thì chỉ thấy trong đó có ba bao cát và nhiều nhánh hoa huệ.

Sau đó bà Tuyến thấy kế hoạch bị bể nên đã quay trở về trình diện công an, và khai nhận lý do tổ chức đám tang giả nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ của một số người mà bà đã vay tiền.

Còn với ông Lương Thanh Tấn – Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) – thì không chết giả, mà “mất tích” luôn để trốn nợ.

Trụ sở UBND xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) – Ảnh: Người Lao Động

Chuyện này mới xảy ra vào năm ngoái. Với chức vụ bí thư đảng ủy “đầy uy tín”, ông Tấn dễ dàng vay mượn nhiều người và nhiều tổ chức tín dụng một số tiền lớn.

Chưa ai biết ông Tấn dùng tiền đó làm gì, nhưng chắc không làm ăn, vì theo nhiều người dân địa phương, cỡ trình độ như ông bí thư Tấn thì chỉ biết “ăn hối lộ” chứ chẳng biết “làm kinh tế”.

Điều đó có lẽ đúng, vì chỉ trong thời gian ngắn, khi không ai dám cho ông mượn tiền thêm để tiêu xài và trả tiền lời những món nợ trước nữa thì ông dùng kế “mất tích” để trốn nợ.

Cho đến nay, không biết ông Tấn trôi dạt về đâu, dù các chủ nợ vẫn cố gắng tìm kiếm.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Lối sống con lắc
Việc liên tục theo đuổi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều đáng ngưỡng mộ, nhưng rất khó khăn. May thay, có một quan điểm mới…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: