Nông dân miền Tây ồ ạt bỏ lúa trồng sầu riêng, vài năm nữa có nguy cơ phải ‘giải cứu’

Vụ sầu riêng thứ hai tại vườn anh Trần Đăng Khoa (xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh, Long An) – Ảnh: Hoàng Nam/VNExpress

Hàng ngàn hecta lúa và mít ở miền Tây đã bị nông dân chuyển sang trồng sầu riêng, khiến nhiều chuyên gia nông nghiệp lo vài năm nữa bà con sẽ lại gặp tình trạng “được mùa mất giá” như vụ mùa cam sành mới đây.

Cách đây gần mười năm, những người chuyển đổi cây trồng qua sầu riêng đã đạt được nhiều lợi nhuận do ít người trồng, giá sầu riêng cao. Những khu vườn sầu riêng kín trái, nhà cửa chủ vườn khang trang, thậm chí họ còn xây biệt thự với cổng lớn và hàng rào chạy dọc hết vườn sầu riêng. Hình ảnh thành công đó phần nào thúc đẩy nhiều người khác làm theo với hy vọng đỏi đời.

Ông Nguyễn Văn Đông, 50 tuổi, xã Hậu Thành (Cái Bè, Tiền Giang) cho biết, trước đây gia đình trồng lúa, mỗi năm chỉ lãi 20 triệu đồng. Khoảng 4 năm trước, mít Thái có giá cả trăm ngàn đồng một kg, ông cùng nhiều nhà vườn bỏ lúa, chuyển sang trồng mít. Tuy nhiên, giá mít sau đó lao dốc, bán không ai mua. Cùng thời điểm này sầu riêng có giá cao, gần 100.000 đồng một kg, nên ông tiếp tục đốn bỏ mít chuyển sang trồng sầu riêng. Ông nói:

“Vườn nhà tôi có tổng cộng 200 gốc sầu riêng, mỗi gốc đã bỏ chi phí khoảng 800 triệu đồng, do chi phí cao nên tôi phải vay thêm ngân hàng”.

Nông dân chăm sóc vườn sầu riêng tại Bình Phú, Cai Lậy, Tiền Giang – Ảnh: Hoàng Nam/VNExpress

Ông Đông không phải là hộ cá biệt tại địa phương hết mặn mà với cây lúa, mít. Trong vòng 3 năm, diện tích sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang từ 14.500 ha tăng lên 17.600 ha.

Tình trạng nông dân ồ ạt trồng sầu riêng cũng phổ biến tại các tỉnh miền Tây như Cần Thơ, Hậu Giang, với diện tích hàng nghìn hecta. Hiện nay đất trồng sầu riêng cả nước đã trên 80.000 ha và vẫn còn tăng nữa, trong khi quy hoạch diện tích sầu riêng cả nước chỉ từ 65.000 đến 75.000 hecta mà thôi.

TS Võ Hữu Thoại, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, đánh giá tình trạng nông dân ở miền Tây ồ ạt trồng các loại cây ăn quả sau đó bị rơi vào vòng luẩn quẩn “được mùa mất giá” từng xảy ra. Chẳng hạn trước đây cây mít Thái giá cao, nông dân đổ xô trồng, sau đó giá mít xuống còn 5.000 đồng một kg, phải đốn bỏ. Hay như cam sành Vĩnh Long diện tích vượt quy hoạch, cung vượt cầu sau đó phải nhờ giải cứu.

cHai ha đất lúa tại xã Tân Lập, Tân Thạnh (Long An) được san phẳng, đắp mô trồng sầu riêng. Ảnh: Hoàng Nam/VNExpress

Một nông dân cho biết thực ra không phải ai cũng chạy theo lợi nhuận cả, mà thực tế trồng lúa không sống được là có thiệt. Một tài khoản tên Night Student trình bày trên Facebook: “Nhà tôi bao đời trồng lúa, những đến đời tôi thì bỏ luôn. Mười năm nay giá lúa không lên, trong khi các chi hí khác thì mỗi năm mỗi tằng. Làm một hecta chỉ dư được vài triệu, trong khi công sức bỏ ra quá nhiều. Tôi thà bỏ luôn cho khỏe người”.

Độc giả Lam Lam của báo VNExpress cũng đồng cảnh ngộ chia sẻ “Ai đã từng sống ở quê, làm ruộng, làm vườn, con nhà thuần nông mới hiểu được tại sao bà con nông dân cứ thay đổi như vậy. Có ai thấm thía nỗi đau chi phí vật tư, phân bón, hạn mặn, phèn chua góp phần làm cây trồng ko đạt năng suất (thậm chí mất trắng vụ đó) cùng với mồ hôi công sức… nhưng lại không định được giá lúa, giá mít khi bán thì xin đừng nói nông dân hùa theo”.

Độc giả Thành Đạt chia sẻ: “Người nông dân họ khổ lắm, họ không có nghĩa vụ phải trồng lúa giá rẻ cho các bạn ăn, họ cũng phải tìm cách thoát nghèo. Ai cảm thấy trồng lúa ngon, được bao tiêu đầu ra thì xin mời cứ làm, còn những người nông dân dám mạo hiểm, dám gạt cái cũ để đổi sang cái mới tìm ánh sáng thì họ xứng đáng được hưởng thành quả bỏ ra, nếu thất bại thì người chịu cũng là họ, chả có ai chịu dùm, nên tốt nhất hãy ủng hộ còn nếu không ủng hộ thì chỉ cần im lặng là được, đừng chỉ trích họ”.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: