Phó Thủ tướng Lê Văn Thành liên quan như thế nào với “Vượng Vin”?

Từ sự mất tích bí hiểm của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành…
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành (chinhphu.vn)

Ngay từ khi được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng ngày 8 Tháng Tư 2021, Lê Văn Thành đã mờ nhạt. Và đến nay, Lê Văn Thành đã biến mất hẳn, kể cả những hoạt động mang tính hình thức. Báo Tuổi Trẻ ngày 16 Tháng Giêng 2023, nói về việc “Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký quyết định 19 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó thủ tướng Chính phủ” – cho biết:

Ba Phó Thủ tướng (Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang) đã được giao một số nhiệm vụ cụ thể, riêng Lê Văn Thành thì do “đang vắng mặt nên một số công việc công tác do ông Thành đảm nhiệm được phân công lại cho các phó thủ tướng”. Tại sao Lê Văn Thành vắng mặt thì báo chí nhà nước Việt Nam không nói rõ.

Về lý thuyết, ông Lê Văn Thành là Phó Thủ tướng phụ trách phát triển kinh tế, đầu tư, được coi là người có năng lực và kinh nghiệm trong việc thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia như sân bay Long Thành và cao tốc Bắc Nam… Ông xuất thân từ là một kế toán của nhà máy xi măng Hải Phòng – nhà máy lâu đời có từ thời Pháp thuộc, gắn liền với lịch sử thành phố cảng.

Ở Hải Phòng, ông Thành nhận được nhiều tiếng tốt, làm cho thành phố này khởi sắc sau nhiều thập niên “ngủ yên” bởi sự trì trệ và kém cỏi của những lãnh đạo trước đó như Lê Danh Xương, Trần Huy Năng, Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Văn Thành… Ở Hải Phòng, người dân nhắc đến Lê Văn Thành giống như người Đà Nẵng nói về Nguyễn Bá Thanh ở thời kỳ đỉnh cao. Tuy vậy, trên thực tế, phía sau ánh hào quang mà những người cộng sản luôn khoác lên mình, có vô số chuyện thâm cung bí sử.

Lê Văn Thành sinh ngày 20 Tháng Mười 1962, quê quán xã Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng, trình độ lý luận chính trị: Cao cấp; là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII; ĐBQH khóa XII. Gia cảnh thường thường bậc trung, gọi là đủ ăn nhưng Thành học giỏi, đỗ đại học Kinh tế quốc dân, sau khi tốt nghiệp thì về làm kế toán tại nhà máy Xi măng Hải Phòng. Năm 1997, Thành được kết nạp đảng và làm Phó phòng kế toán tại nhà máy sau đó. Năm 2003, Thành là Trưởng phòng kế toán thuộc Ban quản lý dự án xây dựng nhà máy xi măng mới.

Trong ngành xi măng, do đặc thù là ngành sản xuất công nghiệp nặng, thường thì các giám đốc nhà máy đều là người có chuyên môn về hóa silicat, liên quan đến qui trình và kỹ thuật sản xuất mới được tín nhiệm. Với một người học tài chính, kinh tế, luôn bị coi là tay ngang, không có chuyên môn trong ngành – như Lê Văn Thành – việc leo lên chức giám đốc nhà máy có bề dày lịch sử và lớn nhất Hải Phòng là một điều không thể. Nhưng Lê Văn Thành đã hạ knockout ông Ngô Quang Tỏa, vị giám đốc dày dạn kinh nghiệm và chuyên môn một cách ngoạn mục.

Năm 2003, Lê Văn Thành tuy lúc đó là Kế toán trưởng nhưng lại kiêm chức chỉ huy trưởng công trình xây dựng nhà máy xi măng mới trị giá hơn $208 triệu – là dự án trọng điểm của Tổng công ty Xi măng, cũng như là dự án lớn nhất của thành phố vào thời điểm đó. Năm 2004, Lê Văn Thành lên chức Phó giám đốc nhà máy, phó ban quản lý dự án nhà máy xi măng mới, kiêm chỉ huy trưởng việc lắp đặt, chạy thử dây chuyền của nhà máy mới.

Tháng Năm 2005, Lê Văn Thành là quyền Giám đốc nhà máy, chính thức nắm quyền vào năm 2006 và đồng thời là Trưởng ban Quản lý dự án đô thị Xi măng do Tổng công ty xi măng là chủ đầu tư.

Một trong những lần xuất hiện hiếm hoi của Lê Văn Thành với vai trò Phó Thủ tướng – ảnh: Lê Văn Thành (trái) vào Sài Gòn xem xét việc chống dịch bệnh COVID-19, Tháng Tám 2021 – báo Tiền Phong

Nếu ai là dân gốc Hải Phòng đều biết đến nhà máy Xi măng Hải Phòng, cùng với cảng Hải Phòng, đường sắt Hải Phòng-Hà Nội-Côn Minh, là những cơ sở công nghiệp và hạ tầng vận tải quan trọng nhất, được người Pháp xây dựng thời thuộc địa. Những di sản này do toàn quyền Paul Doumer qui hoạch và đặt nền móng xây dựng, tạo ra cơ sở hình thành nên đô thị Hải Phòng ngày nay.

Nhà máy xi măng Hải Phòng (cũ) được chính toàn quyền Paul Doumer cho khởi công ngày 25 Tháng Mười Hai 1899 và đặt viên đá vôi lớn tại chân móng lò nung, khai sinh một nhà máy tồn tại qua ba thế kỷ từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 21. Đây là nhà máy quan trọng nhất và là “chim đầu đàn” của ngành xi măng Việt Nam. Nhà máy xi măng Hải Phòng được xây dựng trên phần đất ngã ba sông Cấm và kênh đào Hạ lý, thuộc địa phận làng Hạ Lý, tổng Lạc Viên, huyện An Dương ngày trước; nay thuộc quận Hồng Bàng, Hải Phòng. Hai mặt giáp sông, kênh đào; hai mặt giáp quốc lộ và đường lớn. Đây là phần diện tích có địa thế rất đẹp. Sau khi nhà máy cũ được chuyển đi, Tổng công ty xi măng qui hoạch lại khu vực này và xin đầu tư dự án trị giá 29,000 tỷ đồng trên diện tích cũ của nhà máy.

Ngày 28 Tháng Chín 2009, Công ty Cổ phần Đô thị xi măng Hải Phòng khởi công dự án Khu đô thị xi măng Hải Phòng. Tuy nhiên, do thiếu tài chính, dự án này bị “ngâm tôm” và không thực hiện đúng kế hoạch. Đến Tháng Ba 2015, dự án được trả lại cho UBND Thành phố Hải Phòng theo “chỉ đạo” của ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Khi đó, Lê Văn Thành là Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng.

Và dự án có vị trí vàng, rộng 78.2 hecta này, đã ngay lập tức được chuyển cho Vinhomes để xây dựng lên Vinhomes Imperia sang trọng với giá trị mỗi căn biệt thự hàng triệu Mỹ kim, cùng tháp Vinhomes cao nhất Đông Bắc Bộ. Không phải tự nhiên mà Tổng công ty xi măng lại nhả ra một dự án ngon ăn như thế cho Hải Phòng và biến thành Vinhomes Imperia. Tất cả là một bàn tay của Lê Văn Thành và Phạm Nhật Vượng. Công bằng mà nói thì người Hải Phòng nói chung đều đánh giá đây là dự án đem lại cho thành phố Hải Phòng một bộ mặt hiện đại sau một thời gian dài “ngủ yên”.

Vinhomes Imperia Hải Phòng (Vinhomes Land)

Vingroup là tập đoàn tư nhân đầu tư lớn nhất vào Hải Phòng và cũng không ở địa phương nào mà tập đoàn này dành được nhiều đất đai và sự ưu đãi như ở Hải Phòng. Phía sau đó là mối “thâm tình” trao đổi lợi quyền chặt chẽ của ngài bí thư, chủ tịch thành phố Lê Văn Thành với tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Mối giao hảo này có từ khi Lê Văn Thành còn là kế toán trưởng của nhà máy xi măng Hải Phòng.

Với “con mắt tinh đời” của một con buôn và mafia quốc tế, Vượng đã chọn Lê Văn Thành là nhân tố hỗ trợ đắc lực cho công cuộc mở rộng tầm ảnh hưởng của tập đoàn Vingroup ở Hải Phòng, biến thành phố này trở thành một tiểu vương quốc của Vingroup với hàng loạt dự án lớn như Vinfast Cát Hải, Vũ Yên, Thủy Nguyên…

Lê Văn Thành có năng lực trong việc quản lý và triển khai dự án, cũng là một kế toán lão luyện, đi lên bằng thực lực. Điều này phải công nhận. Nhưng Lê Văn Thành cũng là một đại quan tham giống như Nguyễn Bá Thanh – vua không ngai một thời ở Đà Nẵng. Ở Hải Phòng, Vingroup của Phạm Nhật Vượng và tập đoàn Hoàng Huy của anh em Đỗ Hữu Ca-Đỗ Hữu Hạ có thể xem là những “ông kẹ” của thành phố này. Đất đai, dự án ở các vị trí “kim cương” đều do những doanh nghiệp này nắm giữ và Lê Văn Thành đóng vai trò rất đắc lực trong các phi vụ chuyển đất công thành đất tư.

Vingroup có vị trí đặc biệt hơn cả đối với Lê Văn Thành. Với Phạm Nhật Vượng, Lê Văn Thành có một mối quan hệ thâm tình đặc biệt và lâu dài. Một cách chính xác, nhờ sự “đầu tư chiều sâu” và sự “nhìn xa trông rộng” của Phạm Nhật Vượng mà một anh kế toán nhà máy xi măng năm nào mới có thể leo lên ghế Phó Thủ tướng. Vượng đã dùng tiền để mua chức phó chủ tịch, phó bí thư, bí thư thành ủy rồi chủ tịch UBND thành phố cho Lê Văn Thành, mở đường cho Thành trở thành người đứng đầu thành phố có vị trí “địa-kinh tế” nhất nhì quốc gia. Để từ đó, Lê Văn Thành thênh thang, phong quang vô hạn. Khi rời Hải Phòng để “lên trung ương” làm Phó Thủ tướng, Lê Văn Thành phụ trách các dự án khổng lồ, từ sân bay Long Thành đến cao tốc Bắc Nam…

Tuy nhiên, chưa được hai năm thì Lê Văn Thành ốm bệnh. Căn bệnh không thể tìm ra nguyên nhân, y hệt trường hợp Trần Đại Quang và Nguyễn Bá Thanh. Các giáo sư đầu ngành trong nước bó tay. Trước Tết Quí Mão 2023, người nhà đưa ông sang Nhật điều trị nhưng không có tiến triển. Thế rồi có tin gia đình đưa ông về quê Vĩnh Bảo. Từ đó, thông tin về ông cũng biến mất khỏi truyền thông.

Mới đây, một bức ảnh riêng tư do Facebooker Thái Văn Đường đưa lên YouTube cho thấy tấm hình ông Lê Văn Thành chụp tại tư gia cùng vợ. Mọi người đều ngỡ ngàng không thể tin nổi ông phó thủ tướng mới đây còn rất khỏe mạnh, sung sức, xông pha các dự án từ Bắc xuống Nam lại biến thành một ông già hom hem, ốm yếu, trông như đã 80 tuổi.

Đây là tấm hình mới nhất sau nhiều tháng ông Thành “mất tích” khỏi truyền thông trong nước. Tấm hình này gợi nhớ đến hình ảnh cuối cùng Trần Đại Quang với vẻ mặt hốc hác, tiều tụy, với một vết giống như chàm xanh trên trán. Trần Đại Quang chết chỉ ít lâu sau đó và đến giờ vẫn không ai biết nguyên do “bệnh lạ” của ông là gì.

Nếu như Lê Văn Thành có một kết cục giống như Trần Đại Quang hay Nguyễn Bá Thanh thì đây là một trong ba đại kỳ án có thể không bao giờ được giải mật. Có lẽ không có quốc gia nào mà nguyên thủ, phó thủ tướng, trưởng ban nội chính trung ương cùng mắc một thứ “bệnh lạ” mà cơ quan y tế cũng như cơ quan điều tra không tìm được nguyên nhân. Hay nói chính xác hơn là không được phép công bố nguyên nhân.

Phải chăng có một thế lực đen, hoặc thậm chí yếu tố ngoại bang, đã vươn sâu vào kiểm soát chính trường Việt Nam, định đoạt sự sống chết của các chính trị gia Việt Nam? Đối với Lê Văn Thành, thực sự có những câu hỏi rất lớn về động cơ triệt hạ ông, nếu thật sự ông là nạn nhân của một âm mưu triệt hạ.

Lê Văn Thành chỉ là một Phó Thủ tướng. Ông ta dường như không có tham vọng leo cao lên ngôi tứ trụ. Việc ông ta rời Hải Phòng là điều mà “những người hiểu chuyện” đều cho rằng ông ta ngay từ đầu không muốn. Ở Hải Phòng, Lê Văn Thành là vua thực sự, ông ta có thể an tâm hưởng “thành quả cách mạng” ở địa bàn quê hương của ông ta. Không như Nguyễn Bá Thanh khi mới về Hà Nội với vai trò Trưởng ban nội chính trung ương mạnh miệng đòi “hốt hết” (khiến các phe đối lập phải “tiên hạ thủ vi cường”), Lê Văn Thành phụ trách kinh tế và ông ta không lớn tiếng đòi triệt ai cả.

Thời điểm “mắc bệnh” của Lê Văn Thành xảy ra vào giữa nhiệm kỳ, cũng giống như Nguyễn Bá Thanh và Trần Đại Quang. Cả ba đều mắc “bệnh lạ”. Với trường hợp Nguyễn Bá Thanh, “nghi can” lớn nhất là Nguyễn Xuân Phúc, một đại địch của Bá Thanh từ thời cả hai còn làm việc ở Quảng Nam, Đà Nẵng.

Thời điểm đó, Quang và Phúc đều tranh chức thủ tướng. Trong trường hợp Lê Văn Thành, gót chân Asin của ông có lẽ là biết quá nhiều bí mật tài chính của giới quan chức chóp bu. Lê Văn Thành lại có mối “thâm tình” với Vượng Vin. Có lẽ Lê Văn Thành là người biết rõ Vượng Vin hơn bất kỳ ai khác. Nếu có “ai đó” muốn “chơi” Vượng Vin, thì “ai đó khác” bảo vệ Vượng Vin phải xử Lê Văn Thành trước, theo đúng bài bản của lịch sử cung đình cộng sản: Giết người diệt khẩu.

Vụ Vạn Thịnh Phát là một bằng chứng sờ sờ. Khi cuộc điều tra Vạn Thịnh Phát vừa được triển khai thì lập tức bốn nhân vật cấp cao liên quan bỗng nhiên đột tử. Những cái chết bất thường liên quan bí mật hậu trường cung đình và các vụ án tham nhũng ngày càng nhiều và tất cả đều chìm vào sự “thờ ơ” cố tình của báo chí.

Cuối năm ngoái, ngày 21 Tháng Mười Một 2022, Nguyễn Văn Hùng, Uỷ viên Trung ương, Phó Chủ nhiệm uỷ ban Kiểm tra Trung ương đảng khoá 13, được triệu tập ra Hà Nội để họp bất thường. Ngay buổi trưa cùng ngày, ông Hùng “bỗng dưng” nhảy lầu tự tử (tại toà nhà số 7, đường Nguyễn Cảnh Chân, quận Ba Đình, Hà Nội). Đương sự tử vong tại chỗ!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: