Đồng tiền liền khúc ruột – Tục ngữ Việt
“Không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn – Ngoại trưởng Anh, Lord Palmerston (1784-1865)
Lời người viết:
Vào độ cuối đời, cuối cuộc sau năm dài viết sách, báo, người viết thấy ra thực tế: Bản thân không có khả năng nào khác ngoài công việc viết về Chiến Tranh/Nỗi Khổ Việt Nam. Nhưng dần dần (cũng phải) tự thú nhận: Viết mãi cũng không đủ, viết mãi không hết vì có những sự kiện liên quan đến những lãnh vực chuyên môn khác như là “chính trị-ngoại giao-kinh tế-tài chánh” ở những cấp độ cao, tầm cỡ lớn mà bất kỳ ai cho giữ chức quyền mạnh bao nhiêu, khả năng chính trị, học thuật cao đến thế nào cũng vô phương quyết định.
Thế nên, nay (lại) phải viết về những sự kiện, những con người thuộc thời đại 70, 80 năm trước bởi một lẽ đơn giản: Lịch sử chỉ là lần lặp lại dưới hình thức nầy hay hình thức khác/Thay đổi chăng là CHỈ do những cá nhân gọi là tổng thống, chủ tịch, thủ tướng, bộ trưởng X, Y… dần thay mặt nhau (lãnh đạo, điều hành quốc gia) xoay xở theo lịch sử (gọi là) dài lâu. Thật ra (cũng) chỉ là một chớp mắt.
Một.
Sau khi thành lập tổ chức quyền lực nhà nước gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong ngày 2 Tháng Chín 1945 tại Ba Đình, Hà Nội, đến ngày 29 Tháng Chín, Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Hồ Chí Minh thấy tính cách mong manh của một nhà nước vi hiến, phi pháp chỉ do “cướp (được) chính quyền” từ một chính quyền hợp hiến, chính danh của Chính Phủ Trần Trọng Kim/Đế Quốc Việt Nam (9 Tháng 3 – 30 Tháng 8, 1945).
Thế nên, ông Hồ thấy ra phải có sự “yểm trợ chính trị-ngoại giao” từ một nhà nước mạnh (hàng đầu) trên diễn trường quốc tế, cũng để trấn an dư luận trong nước: Nước Mỹ – Siêu cường vừa lãnh đạo đồng minh toàn cầu đánh bại hai đế quốc Đức Quốc Xã và Phát-xít Nhật. Ông Hồ tự tay viết lá thư “tình nghĩa”, vượt qua những nguyên tắc, tinh thần, nội dung chính trị-ngoại giao giữa hai người giữ nhiệm vụ lãnh đạo hai chính phủ. Lá thư có nội dung:
“Hanoi, Sept. 29, 1945,
The President of the Provisional Government of the Republic of Vietnam to The President of The United States Of America.
Dear Mr. President,
A radio-broadcast from Saigon, on Sept. 27, reported that Colonel Peter Dewey, of the U.S. Army, was killed in the course of the French-instigated clash between French aggressors and Vietnamese nationalists in Cochinchina. It is impossible to investigate into the matter now, Saigon being still in the hands of the franco-british troops… For the time being we can only assure you that we are touched by the death of any American resident in this country as much as by the death of our dearest relatives/
Hà Nội, Tháng 9, 29, 1945. Chủ Tịch Nhà Nước Lâm Thời Cộng Hòa Việt Nam kính gởi Tổng Thống Liên Bang Mỹ.
Kính thưa Tổng Thống,
Theo tin từ đài phát thanh Sài Gòn trong ngày 27 Tháng 9 thông báo: Đại Tá Peter Dewey thuộc quân lực Hoa kỳ đã bị sát hại trong một cuộc đụng độ do quân đội Pháp (khiêu khích) với lực lượng người Việt quốc gia thuộc miền Nam Bộ. Thật khó mà điều tra nội vụ như thế nào, bởi hiện nay, Sài Gòn còn nằm trong quyền kiểm soát của lực lượng Anh-Pháp… Hiện thời chỉ biết nói cùng Ngài là chúng tôi vô cùng xúc động về cái chết của một công dân Hoa Kỳ trên đất nước nầy, tương tự như lần mất mát của một người anh em thân thiết vậy”.
Lưu ý nội dung có những chi tiết:
1/Sài Gòn ĐÃ là một Thành Phố Chính Danh của Miền Nam từ trước 1945.
2/Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ (1945-1946) là do lực lượng “Người Việt Quốc Gia” chứ không do “Việt Minh Cộng Sản” chỉ đạo.
3/Nhà nước Việt Nam Cộng Hòa cứ không phải Việt Nam/Dân Chủ Cộng Hòa.
4/Lá thư không (chỉ) do ý riêng của Hồ Chí Minh, nhưng PHẢI được “đồng thuận” của Đệ Tam Quốc Tế/Liên Xô/Stalin và Đảng CS Tàu/Mao vì Mỹ đã (gián tiếp một cách cố ý) giúp Liên Xô với hai quả bom nguyên tử dội xuống đất Nhật (6 và 9 Tháng 8), nên Hồng Quân Liên Xô đã đánh chiếm vùng Mãn Châu của Nhật dễ dàng, cũng đúng ngày 9 Tháng 8, 1945. Và Trung Cộng (thì) được “bảo vệ” bởi kế hoạch “Quốc-Cộng hợp tác (1937-1945)” do Hoa Kỳ chỉ đạo và điều hành.
“Bác Hồ” không chỉ cầu Mỹ trên tư cách cá nhân như thư trên đã trình bày. Lần thứ hai, khôn ngoan và trí trá hơn, “bác” nhân danh Quốc hội và dân tộc Việt Nam với lá thư tiếp đề Ngày 18 tháng Giêng, 1946 với danh xưng Bộ Ngoại Giao của một “Nhà Nước Dân Chủ-Cộng Hòa”.
Thay đổi danh xưng sang “Dân Chủ-Cộng Hòa”, Hồ tiếp khoe “thành tích Dân Chủ Hóa”, kể công “giúp Đồng Minh đánh Nhật”; “ca tụng Mỹ”, và tố cáo “thực dân Pháp”…
“So place on January 6th, 1946 throughout the land, including 9 000 000 electors of whom more than 90% went to the polls… For four years they wholeheartedly cooperated with the Japanese to fight against the Allies and to repress the Vietnamese population… after the offer of interference voiced by Mr. Vincent Carter, Chairman of the Far-East Department, our people enthusiastically welcomed President Truman’s address on October 28, 1945, in which he vigorously and concretely set forth the principles of self-determination and equality of status laid down in the Atlantic and San Francisco Charters.
Trong ngày 6 Tháng Giêng, 1946, trên toàn quốc đã có cuộc bỏ phiếu với 9 000 000 cử tri chiếm hơn 90% dân số đã đi bầu (?!)… Trong 4 năm chúng (Thực dân Pháp-Pnn) đã cấu kết chặt chẽ với Nhật để chống lại Đồng Minh (Ý là Mỹ nhưng do ngại mang tiếng “nịnh hót” –Pnn) và đàn áp dân tộc Việt Nam… từ những điều khoản được Chủ tịch Vincent Carter của Văn Phòng Viễn Đông trích dẫn, nhân dân chúng tôi nhiệt liệt hoan nghênh bản tuyên cáo của Tổng Thống Truman đọc trong ngày 28 tháng 10, 1945, qua đó Ngài đã mạnh mẽ xác lập những nguyên tắc về Dân Tộc Tự Quyết và Bình Đẳng (Viết Hoa-Pnn) được nêu rõ trong Hiến Chương Đại Tây Dương và Cựu Kim Sơn”
Dẫu đã “khôn ngoan” (tiểu xảo thường có của Hồ-Pnn) đổi danh hiệu nước từ “Việt Nam Cộng Hòa” của lá thư thứ nhất sang “Việt Nam Dân Chủ- Công Hòa” trong thư thứ hai (do Tổng thống Truman thuộc Đảng Dân Chủ-Pnn) và ca tụng Mỹ, cá nhân Tổng thống Mỹ hết lời, nhưng cả hai lá thư đều bị xếp xó. Vấn đề viên cố vấn Mỹ, Thiếu tá OSS Archimède Patti “gà” cho Hồ viết hai thư nầy như thế nào không thuộc về chủ điểm của bài viết!
Tất cả vận động “khôn ngoan” của Hồ đối với Mỹ hoàn toàn bị vất bỏ từ thời điểm Tháng 7/1954, khi Châu Ân Lai chuyển lệnh của Mao Trạch Đông tại Hội Nghị Liễu Châu (3-5/7/1954): Ngừng chiến với Pháp để chuẩn bị “đánh Mỹ thay Trung Cộng”. Bởi Bắc Kinh biết “rõ/đúng”chưa phải là đối thủ của Mỹ sau chiến cuộc thử sức ở Bán Đảo Triều Tiên (1950-1953). Từ “người bạn quý (1945-1946)” Mỹ trở thành: “đế quốc mỹ/không viết hoa” xâm lược nước ta! Là kẻ thù của nhân dân ta! Và “bác” lại chính bác chứ không ai khác đã viết nên khẩu hiệu để đời “Đánh cho Mỹ cút. Đánh cho Ngụy nhào”
Hai.
Lên nắm quyền 1977, Jimmy Carter thay thế Tổng thống Ford trong một hoàn cảnh nước Mỹ vừa sau thất bại ở Việt Nam (30/4/1975). Trong thế yếu tại quốc nội lẫn đối ngoại, Carter lại phải đương đầu với một đối thủ rất đáng ngại: CHNDTQ với một lãnh đạo lão luyện là Đặng Tiểu Bình; thêm việc dàn xếp căng thẳng giữa Do Thái và Ai Cập.
Trong tình thế nầy, Carter vốn tính nhu thuận, xem công tác bình thường hóa ngoại giao với Việt Nam là vấn đề thứ yếu. Tài liệu ngoại giao sau nầy cho biết: Những dàn xếp giữa Mỹ-Việt Nam trong năm 1978 đã “sắp” đi tới chỗ thành công – nhưng Đặng Tiểu Bình (1904-1997) đã đến Hoa Thịnh Đốn, vui mừng gặp Tổng thống Carter, hân hoan đội nón cao bồi Mỹ – và chiến tranh sáu tỉnh biên giới phía Bắc, cùng lần mặt trận Tây-Nam với Campuchia bùng nổ (2/1979).
Thêm một lần, Hà Nội bị Bắc Kinh đẩy vào bẫy sập tương tự như năm 1954. Trước khi từ nhiệm chức vụ Chủ Nhiệm Quân Ủy Trung Ương (tháng 3/1990) Đặng còn giăng thêm một chiếc bẫy khác để Giang Trạch Dân “hốt” toàn Bộ Chính Trị và Ban Cố Vấn Trung Ương Đảng CSVN: Hội Nghị Thành Đô (3/9/1990) – Chiếc bẫy tai họa mà Bộ Trưởng Nguyễn Cơ Thạch (1921-1998) phải kêu lên lời tán thán não nề: Một thời Hán thuộc mới bắt đầu!
Lời tán thán được nói lên sau hơn một lần ông Thạch có nhận định: “Rút chân được ra khỏi ‘cái bẫy’ Campuchia là giỏi lắm, nhưng tránh được ‘cái bẫy’ ấy mới là thông minh!” Toàn là bẫy và bẫy của Bắc Kinh.
Tóm lại, nỗ lực “tiếp cận Mỹ” từ Hồ Chí Minh (1945, 1946) đến Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh cuối Thế Kỷ 20 xem như không thành do phía Bắc Kinh giăng bẫy. Mãi đến năm 1994, Tổng Thống Bill Clinton mới tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận Việt Nam và lập liên lạc cấp đại sứ. Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội mở cửa Ngày 6 Tháng 8, 1995.
Năm 1997, Hà Nội đồng ý trả cho Mỹ khoản nợ trị giá 140 triệu đôla mà Việt Nam Cộng Hòa trước đây đã vay để đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Chưa biết việc Mỹ gỡ cấm vận lời, lỗ như thế nào, nhưng trước mắt mất 140 triệu đôla. Nhưng coi vậy chứ không phải vậy!
Ba.
26 Tháng 7, 2013, tại cuộc gặp mặt ở Bạch Ốc, Tổng Thống Obama và Chủ Tịch nhà nước CSVN, Trương Tấn Sang ra tuyên bố chung về quan hệ “Đối tác toàn diện” (Comprehensive partnership).
Vào cuối cuộc gặp, Chủ Tịch Sang trình cho Obama xem bản sao lá thư của Hồ Chí Minh gửi Harry Truman (phần Một trình bày); hai người cùng bàn về việc Hồ Chí Minh có thực sự lấy cảm hứng từ Tuyên Ngôn Độc Lập và Hiến Pháp Hoa Kỳ, trong phần mở đầu bản văn gọi là Tuyên Ngôn Độc Lập đọc ngày 2 Tháng 9, tại Ba Đình, Hà Nội, hay không, và cũng chỉ nói được những lời đẩy đưa sau 67 năm (1945-2013) đụng độ nhau bằng bom đạn trong chiến tranh 1960-1975, chưa kể chín năm trước (1945-1954) chỉ có “trao đổi vũ lực” qua tay Binh Đoàn Viễn Chinh Pháp ở Đông Dương.
Quan hệ gọi là “Đối tác toàn diện/comprehensive” dùng để nói cho vui chứ trên thực tế không đi đến đâu vì lẽ Bắc Kinh chưa bật đèn xanh và Hà Nội cũng chưa mấy vội vã!
Ngày 7 Tháng 4, 2014, Luật Sư Cù Huy Hà Vũ và vợ đến Mỹ sau khi được phóng thích từ nhà giam Trại Nam Hà, Hà Nam Ninh. Sự kiện đưa gia đình Cù Huy Hà Vũ qua Mỹ là do vận động từ chuyến viếng thăm Hà Nội của Thứ Trưởng Ngoại Giao Wendy Sherman hồi đầu tháng Ba, 2014, và lần viếng thăm của Ngoại Trưởng John Kerry, Tháng 12, 2013.
Danh tính Cù Huy Hà Vũ được trong và ngoài nước biết sau vụ kiện tụng dân sự về đất đai, nhưng có những nguyên nhân động cơ chính trị khác. Năm 2009, Vũ đứng đơn kiện Thủ tướng Dũng về việc Dũng cho phép công ty Trung Quốc khai thác mỏ bauxít ở Cao Nguyên Trung Phần, và đến năm 2010, Vũ lại kiện Dũng về quyết định cấm dân đi khiếu kiện đông người.
Qua những sự kiện vừa kể ra có thể nhận định không sợ sai lầm: Vũ thay mặt phe cộng sản gốc người Bắc ra đòn thử sức Thủ tướng Dũng phe người Nam trước khi hạ bệ hẳn Dũng. Cũng cần nói thêm, Cù Huy Hà Vũ đã rất nhiều lần xác định: Vũ “Không Chống Đảng (sức mấy mà chống-Pnn). Quan điểm “Không chống đảng/Đảng cộng sản” sẽ được xác chứng tại Mỹ ở phần tiếp theo.
Ngày 26 Tháng 10, 2014, Cù Huy Hà Vũ được Việt Long, Đài RFA phỏng vấn với “món quà” sơ khởi: “Ông nhận định ra sao về chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam?”
Trúng đề tài “tủ”, Cù Huy Hà Vũ ào ào “dạy” Mỹ và cả Hà Nội… “Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc… Không phải bây giờ (2014) “tôi” mới nói, mà từ tháng Ba năm 2010 “tôi” đã phân tích rất rõ là TQ sẵn sàng dùng vũ lực để thôn tính lãnh thổ Việt Nam… Trong tình hình hiện nay, “tôi” thấy chỉ có Mỹ là nước duy nhất trên thế giới có đủ sức mạnh quân sự, kinh tế, và cả chính trị. Chính vì thế, vào Tháng 7, Tháng 8 năm 2010, khi trả lời phỏng vấn của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ/VOA, “tôi” đã khẳng định: “Đồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại”.
Để (lấy) thêm điểm đối với Mỹ, đồng thời cho Hà Nội được nặng ký hơn, qua phỏng vấn với Đài VOA (18 Tháng 5, 2019), thêm một lần Vũ lên tiếng dạy dỗ: “Đa đảng là cội nguồn, là đường lối của chính Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau này sáng lập! Vũ kết luận: “Hồ Chí Minh, Lê Duẩn là những người Quốc Gia Dân Tộc!” Dùng “chính sử đảng cộng sản” để cấp phát cho Hồ Chí Minh và Lê Duẩn căn cước “Quốc Gia Dân Tộc” chưa đủ, Vũ xoay ngược lịch sử để chế độ (CHXHCN) hôm nay có “tính chính danh” từ lần “cướp chính quyền tháng 8/1945. Những việc làm mà Hồ Chí Minh đã cố công gây dựng từ 1945, 1946 (đối với Mỹ) nhưng thất bại (Hai thư ở Phần I)
Kết Luận: Câu chuyện lịch sử từ 1945, 1946 không hề cũ. Nay, đã đến lúc Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội không còn thì giờ cò cưa, mặc cả, vì Bắc Kinh đang tính kế chơi bạo (ở Đài Loan, Biển Đông).
Sau chuyến viếng thăm Việt Nam của Ngoại Trưởng Antony Blinken (14- 16/4/2023), Trưởng Ban Đối Ngoại Lê Hoài Trung đã sang thăm Mỹ (28/6 – 2/7/2023) để chuẩn bị cho chuyến thăm của Nguyễn Phú Trọng (Tháng 10, 2023) nhằm nâng cấp quan hệ lên “Đối Tác Chiến Lược/Strategic Partnership”.
Cuối cùng, ngoại giao-chính trị “đối tác chiến lược/chiến thuật” ở đâu không thấy, chỉ thấy Phạm Nhật Vượng, chủ nhân hãng xe VinFast dự tính đem 4 tỷ đôla sang mở nhà máy sản xuất ở North Carolina!
Liều thật, hãng GM, Ford, Chrysler của Mỹ có hơn trăm năm sản xuất xe với vốn 1,53 ngàn tỷ mà nay còn lung lay; Toyota, Honda phải cơn chao đảo do bị Hyundai của Đại Hàn cạnh tranh; thế nhưng, nay một anh người Việt – bằng ma-nớp chính trị-tài chánh (từ trong nước) – đã chuyển 10,000 tỷ công trái Việt Nam sang 4 tỷ tiền Mỹ (sạch) vào thị trường tài chánh Mỹ
Quả thật (tiền) Mỹ đi thì (tiền) Mỹ lại về (Mỹ) chẳng mất đi đâu. Về chính trị-ngoại giao thì có sự kiện, trong lần vận động tranh cử (8/8) tại New Mexico, Tổng thống Biden cho biết: “Sẽ sớm đến Việt Nam… Và “lãnh đạo cao nhất” của Việt Nam (cũng) rất muốn gặp tôi!” Biden có vẻ không nói đúng cho lắm: Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí Thư Đảng cộng sản, là tổ chức đảng phái chính trị mà Hiến Pháp Mỹ (vẫn) không chấp nhận! Lãnh đạo “hành pháp cao nhất” Việt Nam hiện nay là cậu Võ Văn Thưởng.
Cuối tháng 8, 2023