Từ vụ kiện của ArcelorMittal, hé lộ cách mua trọn gói sản xuất của Vinfast

(Furtech.vn)

Theo Reuters, ngày 20 Tháng Năm, Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế Hoa Kỳ (US ITC) hôm Thứ Hai cho biết họ đang điều tra đơn khiếu nại của ArcelorMittal (MT.AS) rằng nhà sản xuất ô tô Việt Nam VinFast đã vi phạm bằng sáng chế liên quan đến nhôm cường độ cao và thép phủ hợp kim nhôm trên xe nhập khẩu.

ArcelorMittal vào Tháng Tư đã đệ đơn khiếu nại lên US ITC và cũng đệ đơn kiện VinFast lên Tòa án quận của Hoa Kỳ ở California, cáo buộc nhà sản xuất ô tô này vi phạm bằng sáng chế của mình đối với xe VF 8.

ArcelorMittal lần đầu gửi thư cho VinFast vào Tháng Mười Một 2022 khẳng định công ty này đang vi phạm bằng sáng chế, đồng thời cho biết VinFast cũng chưa xin giấy phép cho sản xuất. Công ty cho biết họ tin rằng các sai phạm nằm ở các mẫu VF 3, VF 6, VF 7 và VF 9.

ArcelorMittal đã mua một chiếc xe VinFast VF 8 vào Tháng Năm 2023 và sau đó kiểm định để làm bằng chứng cho vụ kiện vi phạm bằng sáng chế.

VinFast dự kiến ​​mở nhà máy sản xuất Bắc Mỹ đầu tiên tại Bắc Carolina vào năm 2025, nơi sẽ sản xuất các mẫu xe VF 8 và VF 9. Nhưng ArcelorMittal cũng đã yêu cầu tòa án ra lệnh cấm VinFast sử dụng loại thép vi phạm bằng sáng chế trên các xe của hãng Vinfast. Nếu lệnh cấm này có hiệu lực sẽ là thiệt hại rất lớn cho VinFast trong sản xuất và kế hoạch xây dựng nhà máy ở Mỹ.

Bà Hồ Ngọc Lâm, trưởng Ban Pháp Chế Tập đoàn Vingroup kiêm phó tổng giám đốc phụ trách pháp chế Công Ty VinFast cũng khẳng định thông tin trên và cho biết thêm “VinFast mua cấu kiện sử dụng thép mạ nhôm từ nhà cung cấp uy tín. Đây cũng chính là loại thép ArcelorMittal cho rằng họ nắm giữ bằng sáng chế. Tuy nhiên, nhà cung cấp của chúng tôi khẳng định không vi phạm sở hữu trí tuệ của bên thứ ba và cam kết bồi hoàn nếu VinFast bị thiệt hại do bị cáo buộc vi phạm sở hữu trí tuệ liên quan tới cấu kiện này.”

Bà Lâm tuy không nêu tên chi tiết nhà cung cấp là gì, nhưng theo tìm hiểu thì nhà cung cấp này là Tập đoàn Thép Bảo Vũ Thượng Hải Trung Quốc, hay còn gọi là Baosteel cũng hé lộ thông tin và hình ảnh trên trang Facebook Baosteel hợp tác và bán thép cho VinFast thông qua công ty Baosteel Singapore.

(Hình: FB BaoSteel)

Mối liên hệ với Baosteel với tập đoàn thép hàng đầu thế giới ArcelorMittal bắt đầu từ năm 2004 khi cùng hợp tác với Nippon Steel để thành lập liên doanh Baosteel-NSC/Arcelor, với cổ phần tương ứng 12%, 50 % và 38 %. Liên doanh này nhằm mục tiêu dẫn đầu trong việc sản xuất và kinh doanh tấm thép ô tô ở công suất tối đa.

Baosteel, NSC và Arcelor đã cùng nhau đầu tư 6.5 triệu NDT để bảo đảm vị trí thống trị trên thị trường và góp phần phát triển ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc.

(Hình: FB Baosteel)

Nhưng đến Tháng Mười năm 2012, ArcelorMittal quyết định rút ra khỏi liên doanh này và Nippon Steel cũng đã mua lại 12% cổ phần của ArcelorMittal. Và đến năm 2019, Nippon Steel chấm dứt mối liên doanh này với Baosteel do sự cạnh tranh ngày càng tăng trong ngành thép toàn cầu.

Sau đó, vào 15 Tháng Mười năm 2021, tập đoàn thép Nippon Steel Nhật Bản đã đệ đơn kiện vi phạm bằng sáng chế chống lại Toyota Motor Corp và Baosteel với tòa án quận Tokyo. Nippon Steel đã đòi mỗi công ty bồi thường thiệt hại 20 tỷ yên ($176 triệu), cáo buộc hai công ty này đã vi phạm bằng sáng chế của mình về các tấm thép từ tính không định hướng được sử dụng trong xe điện.

Đến Tháng Mười Một 2023, Nippon Steel đã hủy đơn kiện với Toyota nhưng vẫn giữ đơn kiện bằng sáng chế với Baosteel và đòi bồi thường 20 tỷ yên, tương đương $134 triệu năm 2023.

Baosteel cho biết rằng họ không đồng ý với đối thủ Nhật Bản và tuyên bố rằng Nippon Steel đã vi phạm bằng sáng chế. Baosteel cho biết họ đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và sẽ tích cực ứng phó với các vụ kiện cũng như “kiên quyết” bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Vụ kiện cho đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng.

Như vậy, có thể thấy là hãng Baosteel Trung Quốc cung ứng thép cho VinFast đang bị vướng vào khá nhiều vụ kiện bằng sáng chế liên quan đến liên doanh với ArcelorMittal và Nippon cũ. Và mối liên hệ chặt chẽ của các xe điện VinFast với các hãng cung ứng Trung Quốc lớn đến nhường nào.

Trước đây, trong hồ sơ nộp IPO lên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải, hãng LongChuan Design đã tiết lộ VinFast là khách hàng lớn với dự án thiết kế, phát triển toàn bộ và chìa khóa trao tay dây chuyền sản xuất VF5 và VF e34. Ngoài ra, công ty Tata Technologies của Ấn Độ trong hồ sơ IPO cũng cho biết VinFast là khách hàng đã thuê phát triển chìa khóa trao tay các dòng xe VF6, VF7, VF8 và VF9.

Có thể thấy rằng VinFast thực tế đã thuê Trung Quốc và Ấn Độ phát triển và bàn giao dây chuyền lắp ráp các dòng xe điện của mình chứ hoàn toàn không phải là “công nghệ thông minh của VinFast dành cho VF e34 là sản phẩm của sự kết nối tinh hoa trí tuệ của gần 2,000 kỹ sư, chuyên gia công nghệ hàng đầu của Việt Nam và thế giới tại các Viện nghiên cứu của Vingroup” như ông Hoàng Chí Trung, tổng giám đốc VinFast Trading Việt Nam cho biết tại lễ ra mắt xe VF e34 ngày 15 Tháng Mười 2021.

Sự phụ thuộc này đã bắt đầu làm thiệt hại cho VinFast khi một loạt các cuộc điều tra về vụ tai nạn cháy xe làm chết bốn người ở Mỹ và vụ kiện sáng chế bản quyền thép sản xuất ôtô liên quan đến BaoSteel này.

Đây cũng là bài học cho các doanh nghiệp Việt khi quyết định “mua trọn gói” một dây chuyền sản xuất mà thiếu hiểu biết việc nghiên cứu và tìm hiểu công nghệ sản xuất.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Mẹo hay nhà bếp
Trong gian bếp, bạn cũng có thể sử dụng nhiều mẹo vặt để tránh phền toa1o xảy ra, nhất là khi bạn phải làm ở nhà. Tránh ruồi Chỉ cần…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: