Ngày chủ tịch về làm người ‘tử tế’

(Ảnh AI)

Tin tức báo chí rầm rộ đưa sự kiện ông chủ tịch Võ Văn Thưởng rời ghế về làm dân thường, nhưng dường như không có nhiều nuối tiếc trong công luận.

Ông Thưởng không còn được làm quan nữa, vì bởi bị phát hiện những sai phạm dính líu đến hối lộ và tham nhũng thời còn nắm quyền ở Quảng Ngãi, tương tự như những kẻ vô lại khác, đã và đang bị vạch trần trong chiến dịch đốt lò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hầu như người dân đón nhận tin tức này, nổi bật trên các mạng xã hội chỉ có những lời giễu cợt, hoặc chào tạm biệt mà không hề luyến tiếc. Nó phần nhiều khác biệt với lúc tin ông nhậm chức chủ tịch nước, dù trong bối cảnh bất thường là thế chỗ cho chủ tịch tiền nhiệm, cũng bị buộc từ chức,vẫn có đôi lời kỳ vọng về một người miền Nam trẻ, có ít nhiều khác biệt với các quan chức cùng thời.

Một năm để đánh giá con người chắc là cũng đủ. Sự thờ ơ của người dân về tin tức vị Chủ tịch nước 53 tuổi, chỉ mới ngồi vào ghế một năm rồi phải ra đi, nó cũng cho thấy những ngày tháng cầm quyền ngắn ngủi của ông không đem lại điều gì để cho người dân thương mến. Thậm chí là ngược lại.

Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, ông Võ Văn Thưởng từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận.” Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng.

Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị sáu năm tù. Không ai biết ông viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà ông Thưởng vẽ ra.

Đỉnh cao không “đối thoại” của ông Thưởng, là vào tháng Chín 2023, lúc án tử của Lê Văn Mạnh. Vào lúc có quyền lực nhất trong đời mình, và có thể làm thay đổi có tính bước ngoặt của một vụ án oan đã kêu gào suốt 20 năm, ông Thưởng đã chọn bịt tai, không đối thoại với người mẹ già khốn khổ cầu vác đơn quỳ trước cửa, xin ông nhìn vào một lần những điều kết tội quái lạ của bản án.

Một ngày trước án tử hình, là giai đoạn nặng nề của của cả xã hội nhìn, đợi vị chủ tịch trẻ, hy vọng được nghe “đối thoại,” hy vọng được nghe “tranh luận” về sự thật. Nhưng rồi tất cả đều chìm trong nụ cười vô tâm của ông ta trên các trang tin nhà nước.

Năm 2020, tại đại hội thành lập Hội Triết Học Việt Nam, với tư cách là trưởng ban tuyên giáo lúc đó, ông Võ Văn Thưởng kêu gọi phải tạo nên những nhà triết học Việt Nam. Ông Thưởng ca ngợi sự vĩ đại của triết học Hy Lạp, La Mã… và nói Việt Nam cần có những nhà triết học tầm cỡ. Dường như ông quên mất, Việt Nam cũng đã có triết gia hàng đầu được cả thế giới biết đến như Trần Đức Thảo, đã chết trong im lặng.

Nhưng có lẽ phạm trù triết học của ông Thưởng hoàn toàn khác với thế giới, khi nhấn mạnh “Hội triết học cần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm triết học sai trái, thù địch, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, đất nước.” Tức triết học của ông Thưởng không dùng để nghiên cứu về các sự vật và hiện tượng của tự nhiên và xã hội, mà chỉ nhằm để tiêu diệt các lý thuyết khác.

Năm 2023 là năm cả nước kêu gào các vụ án oan cần được xét lại như của Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải. Cách làm ngơ dẫn đến việc xử tử đột ngột với Nguyễn Văn Mạnh, đã làm những người có lương tri ở Việt Nam đều xót xa, và lại liên tục gọi tên ông Thưởng với niềm tin phập phồng.

Tháng Hai 2024, những người quan tâm đến các vụ án oan ở Việt Nam đều chưng hửng khi nghe tin Chủ Tịch Nước Võ Văn Thưởng ký quyết định ân giảm hình phạt từ tử hình xuống tù chung thân cho 18 bị án có đơn gửi xin. Lẽ nào núi đơn chồng chất suốt hơn một thập niên của các gia đình như Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải đã gửi sai địa chỉ, sai con người?

Nhưng những chuyện đó giờ cũng đã qua. Vị chủ tịch nước quyền thế đã bước xuống. Người đàn ông Võ Văn Thưởng trao trả mọi thứ, và về nhà. Nói theo nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi thôi chức vụ, là thôi hết mọi thứ để “về làm người tử tế.” Nhưng về sau, khi sóng gió chính trường đi qua, ngồi ngẫm lại, ông Thưởng có tự đếm xem mình đã là người tử tế được bao nhiêu lần?

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: