Ca sĩ Charlie Puth từng cúp cua để ký được hợp đồng

Charlie Puth. (Hình: Charlie Puth/Facebook)
Văn Hóa - Văn Nghệ
Văn Hóa – Văn Nghệ
90 năm ngày sinh nghệ sĩ cải lương Hữu Phước
Loading
/

Dù ca sĩ Charlie Puth từng học tại trường Berklee College of Music nổi tiếng thế giới, nhưng một trong những điều ít người biết nhất mà anh từng làm để có được sự nghiệp của mình ngày nay là hay… bỏ học.

Với khát vọng thâm nhập vào ngành công nghiệp âm nhạc, Puth biết rằng anh muốn đưa giọng hát của mình đến với các hãng thu âm để giúp anh khởi nghiệp. Vấn đề duy nhất vào thuở đó là Puth có một lịch trình dày đặc.

Charlie Puth. (Hình: Charlie Puth/Facebook)

“Tôi tự nghĩ, ‘giáo viên nào sẽ ít để ý nhất, nếu tôi cúp cua?'” Puth kể lại với CNBC Make It. “Có một giáo viên luôn cho tôi một cơ hội và nói rằng, ‘chỉ cần hoàn thành bài tập về nhà đúng hạn thôi’ là được rồi.”

Mỗi Thứ Sáu là “ngày bận rộn” của Puth, vì đó là ngày anh lên tàu Acela tại Back Bay Station của Boston và ngồi 4 tiếng đồng hồ để đến New York City, nơi anh được dự cuộc họp với một hãng thu âm.

“Tôi đến UMPG, các nhóm xuất bản nhỏ hơn và Atlantic Records. Trớ trêu thay, đó lại là chỗ tôi ký hợp đồng hiện tại, và tôi chỉ ngồi chờ ở sảnh đợi,” anh nhớ lại. “Đôi khi chẳng có cuộc hẹn nào, nhưng tôi cứ phải có mặt thường xuyên hơn. Đây là một ngành công nghiệp nhỏ, vì vậy có người nói ‘Ồ, chàng trai trẻ này cũng không tệ, cậu ta sẽ không mất thời gian đâu. Hãy dành ra 15 phút để gặp cậu ấy. Đó là một trong những người mà tôi thực sự làm việc cùng tại Atlantic Records. Thật tuyệt vời làm sao!”

Cha đẻ của bài hát “See You Again” (Gặp Lại Sau), người đã nói chuyện với Make It trong khi quảng bá cho chiến dịch 4-Color Ballpoint Pen của BIC, cho biết việc đi từ văn phòng này sang nơi khác và không trở về Boston cho đến sau nửa đêm là rất mệt mỏi, nhưng điều đó còn hơn là bay đến văn phòng của hãng thu âm ở Los Angeles và phải bỏ thêm tiết học.

Charlie Puth. (Hình: Charlie Puth/Facebook)

Bằng cách đi tàu, anh đã có thời gian để theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp của mình và theo kịp các lớp học.

“Tôi viết lời bài hát hoặc làm bài tập về nhà trên Acela,” anh kể. “Tôi tự nghĩ mình phải hoàn thành đống bài tập về nhà này để có thể tập trung vào những thứ đích thực trong cuộc sống.”

Trên hết, anh thấy việc tiếp tục cố gắng là điều bắt buộc vì không ai đập tan những cơ hội của anh.

“Tôi chưa bao giờ nhận được câu trả lời ngay lập tức, như ‘biến khỏi văn phòng của tôi ngay,'” anh nhớ lại. “Luôn luôn là, ‘được rồi, thật ra thì cũng không tệ.'”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: