Giải ảo việc “giải phóng” và tiêu diệt phát xít của Hồng Quân Nga năm 1945 (Bài 1)

Một cảnh trong phim A Woman in Berlin (2008), được dựng lại từ sự kiện Hồng quân Nga cưỡng hiếp hàng trăm ngàn phụ nữ, sau khi giải phóng Berlin 1945.

Trong cuộc chiến xâm lược của Nga vào Ukraine, có rất nhiều người Việt Nam nói rằng bản chất của nước Nga là một quốc gia từng chống phát xít và đã có công giải phóng thế giới, nên việc tấn công vào Ukraine có ý nghĩa riêng của nó. Nhiều lý lẽ được phía những người Việt Nam cuồng Nga đưa ra, đều dựa vào những sự tuyên truyền đẹp đẽ về chuyện “giải phóng” của Nga đối với Đông Âu năm 1945, và truyền thống căm thù phát xít mà giờ đây được Putin đổ vấy cho Ukraine.

Nhưng đằng sau của tiếng kèn “giải phóng” của Hồng quân Nga, cũng có những điều được ghi lại về sự thật của kẻ chiến thắng, cần phải được biết. Ngoài những ngục tù và chế độ cộng sản áp đặt lên các quốc gia, chuyện hãm hiếp để vui chơi của lính Nga là góc nhìn khác cần được nhìn đến.

Một trong những  cuốn sách vạch trần và giải ảo về chuyện “giải phóng” và “tiêu diệt phát xít” của quân Nga trong Đệ Nhị Thế Chiến, gây chấn động là tác phẩm của nhà nghiên cứu người Anh Antony Beevor. Ông có hơn 10 đầu sách về lịch sử chiến tranh, với những góc nhìn trực diện và “giải ảo”, vượt qua các hàng rào tô hồng và tuyên truyền của bất cứ phía nào.  “Họ hãm hiếp mọi phụ nữ Đức từ tám đến 80 tuổi”, Antony Beevor, tác giả của cuốn sách nổi tiếng về sự sụp đổ của Berlin – The Downfall 1945, nói về tội ác của Hồng quân Nga khi chiến thắng, và “giải phóng” một phần nước Đức. Bản dịch dưới đây, cũng là một phần của các bài nói chuyện của ông Antony Beevor ở các trường đại học. Nguyên tác có những chi tiết dưới đây, nằm trong Berlin: The Downfall 1945, được xuất bản bởi Viking Penguin

Trở lại quá khứ, khi quân đội Liên Xô tiến vào phía Đông nước Đức, vào Tháng Một năm 1945, trong những hàng dài và khổng lồ, là một sự pha trộn đặc biệt giữa hiện đại và trung cổ: Lính xe tăng đội nón sắt có đệm, kỵ binh Cossack trên những chiếc núi chiến lợi phẩm buộc trên yên, kéo theo những chiếc xe. Đạo quân này đã có những người theo chủ nghĩa tự do: Uống rượu và hãm hiếp một cách công khai, bên cạnh những người cộng sản duy tâm, khắc khổ và một số trí thức kinh hoàng trước hành vi đó.

Beria và Stalin, khi trở lại Moscow, hoàn toàn biết rõ chuyện gì đang xảy ra từ một số báo cáo chi tiết. Hồ sơ nói rằng “nhiều người Đức làm chứng rằng tất cả phụ nữ Đức ở Đông Đức chọn ở lại, đều bị cưỡng hiếp bởi những người lính Hồng quân”. Nhiều ví dụ về hiếp dâm tập thể đã được đưa ra – ‘bao gồm cả trẻ em gái dưới 18 tuổi và phụ nữ lớn tuổi’.

Nguyên soái Rokossovsky đã ban hành mệnh lệnh số 006 rằng các Hồng quân phải hướng ‘cảm xúc căm thù khi chiến đấu với kẻ thù trên chiến trường’ như để hạn chế nhưcng vụ cướp phá và hãm hiếp, nhưng có lẽ không tác dụng. Báo cáo cũng ghi một trường hợp viên chỉ huy của một sư đoàn bộ binh được cho là đã “đích thân bắn một trung úy cho xếp hàng những người lính dưới quyền người của anh ta để lần lượt hãm hiếp  một phụ nữ Đức bị trói dạng chân trên mặt đất”. Nhưng các báo cáo cũng nói việc lập lại trật tự trở nên quá nguy hiểm đối với những người lính say rượu được trang bị súng tiểu liên.

Những lời kêu gọi trả thù cho tổ quốc, và việc bị phản bội Hiệp ước Wehrmacht, đã là động cơ của các binh lính Hồng quân, rằng hầu hết mọi hành vi tàn ác đều sẽ được cho phép. Hiệp ước Wehrmacht bất tương xâm mà Stalin ký với Hitler, đổi lại mỗi bên sẽ chiếm nửa nước Ba Lan, được ký ở Moscow vào 23 Tháng Tám 1939. Sau đó, Hồng quân Liên Xô đã tiến vào chiếm Ba Lan, hậu quả của cuộc “giải phóng” này là khoảng một triệu rưỡi người Ba Lan bị đi đày ở vùng Siberia, và 22,000 sĩ quan Hoàng Gia Ba Lan bị thảm sát ở rừng Katyn, bất chấp Công ước quốc tế về chiến tranh. Về sau, khi vụ thảm sát bị phát hiện, Nga đổ tội cho quân Đức. Mãi đến thời Gorbachov, nước Nga mới nhận lỗi về vụ này.

Việc gây tội ác với thường dân Đức khi chiếm Berlin, ngay cả nhiều nữ quân nhân trẻ và nhân viên y tế trong Hồng quân cũng không tỏ ra phản đối.”Hành vi của binh lính chúng tôi đối với người Đức, đặc biệt là phụ nữ Đức, là hoàn toàn đúng!”. Một thanh niên 21 tuổi thuộc đội trinh sát của nhà ghi chép sử người Nga, Zakhar Agranenko cho biết. Một số còn thấy nó “rất vui”. Một số phụ nữ Đức đã kể lại cách các nữ quân nhân Liên Xô đứng xem và cười khi họ bị cưỡng hiếp. Một số khác thì khó chịu về trước những gì họ chứng kiến ​​ở Đức. Natalya Gesse, một người bạn thân của nhà khoa học Andrei Sakharov, đã quan sát Hồng quân hoạt động vào năm 1945 với tư cách là một phóng viên chiến trường của Liên Xô. Cô có viết lại sau này: “Những người lính Nga đã hãm hiếp mọi phụ nữ Đức từ tám đến tám mươi. Đó là một đội quân của những kẻ hiếp dâm”.

Chủ đề về các cuộc hãm hiếp hàng loạt của Hồng quân ở Đức đã bị che giấu đến mức các cựu chiến binh ngày nay cũng không chịu thừa nhận những gì thực sự đã xảy ra. Tuy nhiên, một số ít khi nói chuyện cởi mở, thì nói họ không có gì phải ăn năn. Lãnh đạo một đại đội xe tăng cho biết: “Tất cả họ đều phải vén váy và nằm chờ trên giường”. Viên sĩ quan này thậm chí còn tiếp tục khoe khoang rằng “hai triệu trẻ em của chúng tôi được sinh ra ở Đức”.

Bào chữa cho điều này, một Thiếu tá Liên Xô nói với một nhà báo Anh vào thời điểm đó: “Các đồng chí của chúng tôi bị bỏ đói tình dục quá mức, rằng họ thường hãm hiếp các bà già sáu mươi, bảy mươi hoặc thậm chí tám mươi – khiến những bà này phải ngạc nhiên, nếu không muốn nói là rất vui”.

Trong bối cảnh tàn bạo đó, nhiều phụ nữ bị hãm hiếp tập thể ở Königsberg sau đó cầu xin những kẻ tấn công họ hãy kết liễu họ, để thoát ra khỏi cảnh khốn cùng. Nhưng Hồng quân Nga dường như cảm thấy bị xúc phạm. Họ trả lời: “Lính Nga không bắn phụ nữ. Chỉ bọn lính Đức mới làm điều đó”. Phía Hồng quân đã huyễn hoặc bản thân rằng họ đã đảm nhận sứ mệnh đạo đức để “giải phóng” châu Âu khỏi chủ nghĩa phát xít nên họ có thể hành xử hoàn toàn theo ý muốn, cả về mặt cá nhân và chính trị.

Sự thống trị và sự sỉ nhục đó của lính Nga đối với phụ nữ ở Đông Đức được ghi chép rất nhiều. Các nạn nhân tới giờ vẫn còn mang gánh nặng phải trả thù cho những tội ác của Wehrmacht. Nhà sử học nữ quyền Susan Brownmiller nhận xét rằng hiếp dâm là hành động của một kẻ chinh phục, nhằm vào “thân xác của những người phụ nữ từ phía kẻ thù bị đánh bại” để nhấn mạnh chiến thắng.

Tự do tình dục từng là chủ đề tranh luận sôi nổi trong giới đảng Cộng sản trong những năm 1920, nhưng trong suốt thập kỷ sau đó, Stalin bảo đảm rằng xã hội Liên Xô tự mô tả mình là hầu như vô tính. Điều này cần thiết với các giáo điều cộng sản được thiết kế để “phi cá nhân hóa”. Chế độ cộng sản muốn mọi hình thức mong muốn được chuyển thành tình yêu đối với đảng và trên hết là đối với đồng chí Stalin.

Hầu hết những người lính Hồng quân không được giáo dục đều mắc chứng thiếu hiểu biết về tình dục và thái độ hoàn toàn không tỉnh táo đối với phụ nữ. Vì vậy, những nỗ lực của nhà nước Liên Xô nhằm ngăn chặn ham muốn tình dục của người dân đã tạo ra thứ mà một nhà văn Nga mô tả là một loại ‘khiêu dâm trong trại lính’, nguyên thủy và bạo lực hơn nhiều so với ‘nội dung khiêu dâm nước ngoài bẩn thỉu nhất’. Tất cả điều này được kết hợp với ảnh hưởng mất nhân tính của tuyên truyền hiện đại và những xung động tàn bạo, chiến tranh của những người đàn ông được đánh dấu bằng nỗi sợ hãi và đau khổ.

 

Bài 2: Đằng sau những câu chuyện tô hồng về Hồng quân Nga

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: