Khi “Final Destination” được phát hành vào Tháng Ba năm 2000, nó đại diện cho một bước ngoặt mới và thông minh trong thể loại phim kinh dị dành cho tuổi thiếu niên. Thay vì một kẻ giết người (hoặc quái vật hay người ngoài hành tinh), nhân vật phản diện trong các bộ phim “Final Destination” chỉ đơn giản là cái chết.
Khái niệm này vừa mới lạ vừa đủ gây bất an để gây được tiếng vang với khán giả, và loạt phim vẫn tiếp tục thu hút đông đảo khán giả sau một phần tư thế kỷ. Để kỷ niệm 25 năm ngày ra mắt phần phim đầu tiên, hãy khám phá những điều bạn có thể chưa biết về “Final Destination.”
Kịch bản gốc kể về những nhân vật lớn tuổi hơn, nhưng phim “Scream” làm thay đổi ý định đó. Ý tưởng ban đầu của Jeffrey Reddick cho “Final Destination” có sự góp mặt của các nạn nhân là người lớn. Tuy nhiên, do sự hồi sinh của các bộ phim kinh dị dành cho tuổi thiếu niên sau khi “Scream” (1996) ra mắt, New Line Cinema chuyển các nhân vật sang độ tuổi trẻ hơn, dẫn đến sự ra đời của nhân vật chính, 18 tuổi, Alex Browning (do Devon Sawa đóng).
Kịch bản gốc của Jeffrey Riddick cho ‘Final Destination 2’ (2000) u ám hơn nhiều. Những cái chết đặc trưng trong phim đầu tiên được phóng đại và hài hước, không giống như kịch bản ban đầu về những vụ tự tử do sợ hãi. Bạo lực đồ họa của loạt phim, mặc dù rất nhiều, nhưng lại trong “mắc cười” hơn kinh dị.
Clive Barker được gọi đến để đạo diễn phần đầu tiên. Barker (đạo diễn của “Hellraiser” và “Nightbreed”) được yêu cầu chỉ đạo cho “Final Destination” (2000), nhưng ông từ chối, với lý do nghỉ hưu sau những cuộc chạm trán khó khăn trong hãng phim. Sau đó James Wong, từ loạt phim truyền hình The X-Files, thay thế ông.
Hãng phim không tán thành với ý tưởng về một mối đe dọa vô hình thay vì một kẻ giết người có thể nhìn thấy được. Loạt phim “Final Destination” khác biệt với những bộ phim kinh dị thông thường bằng cách lấy chính cái chết làm nhân vật phản diện, thay vì một kẻ độc ác hữu hình. Mối đe dọa luôn hiện hữu này, có khả năng tấn công chúng ta dưới mọi hình thức vào bất kỳ lúc nào, tạo nên cảm giác sợ hãi thực sự. Khái niệm độc đáo này bắt nguồn từ James Wong và Glen Morgan, những người nổi tiếng với tác phẩm gây bất an của họ trong “The X-Files.”
Ban đầu, New Line Cinema phải “đau đầu” để nắm bắt ý tưởng về một bộ phim mà nhân vật phản diện không phải là một thực thể hữu hình. Họ thích một biểu hiện vật lý, chẳng hạn như hiệu ứng khuôn mặt tan chảy, để báo trước mỗi khi có cảnh kinh dị sắp đến. Tuy nhiên, ý tưởng tốn kém này bị loại bỏ. Nhà sản xuất Craig Perry cho rằng nếu họ thực hiện kịch bản đó, loạt phim sẽ thất bại và ông sẽ phải “đi bán bánh mì kẹp tại In-N-Out.”
Nhiều nhân vật trong các phần đầu được đặt theo tên của những nhà làm phim kinh dị nổi tiếng. Các bộ phim “Final Destination” chứa đầy những lời tri ân dành cho thể loại kinh dị, rải rác tên của những nhà sáng tạo có ảnh hưởng trong danh sách nhân vật của họ. Từ những đạo diễn kinh điển, như Tod Browning và F.W. Murnau, đến những ngôi sao về chỉ đạo đương đại, như John Carpenter và George Romero, “Final Destination” ghi nhận những đóng góp trong nhiều thập kỷ cho thể loại kinh dị.

Thảm họa mở đầu của ‘Final Destination 2’ khiến cho một thế hệ phải ‘rùng mình’. Những cái chết trên màn ảnh của Final Destination thường mang tính hoạt hình, ngoại trừ những cảnh thảm họa ban đầu, khai thác nỗi sợ hãi dễ đồng cảm. Cảnh xe tải chở gỗ trong Final Destination 2, lấy cảm hứng từ một cuộc chạm trán trên đường cao tốc ngoài đời thực, nổi bật là đặc biệt đau thương, thậm chí khiến tác giả phải nói đùa về khả năng cứu mạng người của nó bằng cách ngăn cản tài xế đi theo xe tải chở gỗ.
Tấm áp phích của ‘Final Destination 5’ bị cấm ở Anh sau khi khiến trẻ nhỏ khóc thét
Warner Bros. phải gỡ bỏ tấm áp phích cho “Final Destination 5” ra mắt vào năm 2011 phiên bản của Anh, có hình đầu lâu đồ họa, sau khi trẻ em phàn nàn với Hiệp Hội Tiêu Chuẩn Hoa Kỳ (ASA – American Standards Association). ASA bác bỏ lời biện hộ của Warner Bros. về việc tấm áp phích của bộ phim quá “bình thường” để khiến trẻ em sợ.
Không có con chó nào bị hại trong và ngoài loạt phim. Loạt phim “Final Destination,” với tổng cộng hơn 500 ca tử vong, nhưng không hề giết một con chó nào do phản ứng tiêu cực của khán giả, mặc dù có lấy đi tính mạng của một trẻ sơ sinh trong phần phim đầu tiên.
Các đạo diễn của ‘Final Destination: Bloodlines,’ sắp ra mắt trong năm nay, nhận được công việc này bằng cách ‘giả vờ chặt đầu’ trong cuộc họp giới thiệu sản phẩm qua Zoom với các giám đốc điều hành của hãng phim.
Năm 2022, Zach Lipovsky và Adam B. Stein được thuê để chỉ đạo “Final Destination: Bloodlines” sau một cuộc giới thiệu sản phẩm sáng tạo trên Zoom, trong đó họ mô phỏng một tai nạn theo phong cách của loạt phim, như một vụ hỏa hoạn được dàn dựng và một chiếc quạt trần rơi xuống.
“Final Destination: Bloodlines” sẽ được chiếu tại các rạp vào ngay 16 Tháng Năm.