Giúp con hiểu rõ về cơn nóng giận

(Hình minh họa: Malicki M Beser/Unsplash)

Câu chuyện về những gì cha mẹ có thể làm khi đối mặt với một đứa trẻ ở độ tuổi thiếu niên với sự thay đổi nội tiết tố.

Ở giai đoạn này, điều tốt nhất cha mẹ nên làm là cố gắng đưa bản thân trở lại thời kỳ mình trải qua khi còn nhỏ, để họ có thể hiểu con và cũng giúp con hiểu rõ hơn về bản thân và bản chất sự nổi giận của mình.

Đầu tiên, vấn đề quan trọng cần nhớ là con cái chúng ta cũng có những cảm xúc tiêu cực, bộc phát, tức giận, giống y như chúng ta khi còn nhỏ. Và cũng giống mình ngày xưa, không phải lúc nào con cái cũng làm đúng. Chúng ta có thể dạy con cái mình cách tốt hơn, nhưng cần có sự khoan dung khi chúng thiếu sót.

Hãy nói một chút về tính linh hoạt của hệ thần kinh và cách bộ não của chúng ta hoạt động.

Để giải quyết chuyện “tuổi teen” của con trẻ, bạn cần biết tính linh hoạt thần kinh giúp con người điều chỉnh lại bộ não của mình, bởi vì dù bạn có tin hay không, bộ não của chúng ta có thể uốn nắn được. Và khi điều gì đó không may được truyền vào não, giống như những cơn giận dữ bùng phát theo thói quen, nó có thể bị loại bỏ. Đó là khả năng của não có thể thay đổi và thích nghi nhờ trải nghiệm.

Ví dụ. Con bạn bắt đầu phải đối mặt với việc tự nói chuyện tiêu cực. “Mình thật ngu ngốc. Mình chẳng thể làm được gì ra hồn cả; Mình cứ luôn làm nó rối tung lên.” Bạn có thể nhẹ nhàng nhắc nhở con rằng những suy nghĩ tiêu cực sẽ tác động đến não bộ của chúng ta như thế nào.

Nói cho con bạn biết tính khoa học đằng sau suy nghĩ của con. Nếu con tiếp tục suy nghĩ tiêu cực, bộ não của con sẽ phản ứng theo cách đó vào lần tới. Nhưng nếu con học cách chuyển hướng suy nghĩ của mình, nhiều khả năng con sẽ phản ứng trong lạc quan và vui vẻ vào lần tiếp theo. Hãy nói với con rằng việc này cần phải thực hành và kiên nhẫn.

Bốn từ có thể giúp con bạn kiểm soát được cơn giận

Cùng với khía cạnh phục hồi não bộ của cơn tức giận, điều quan trọng là con phải xác định TẠI SAO con lại hành động như vậy. Đây là một kịch bản khác từ góc nhìn của một đứa trẻ.

Con đi học về, mệt mỏi nên con đến tủ lạnh lấy sữa. Không có gì cả. “Ôi, tại sao không ai quan tâm đến mình?” Sau đó, con ngồi xuống làm bài, và em trai liên tục đến làm con mất tập trung. Thằng bé thật phiền phức. Con tức giận, đẩy em ra khỏi phòng và đóng sầm cửa lại.

Em trai khóc với mẹ khi bị chị xua đuổi. Điều tiếp theo con biết là con bị cấm túc trong phòng hai ngày cuối tuần, không được đi đâu cả. Thật là chán.

Trong trường hợp này, điều quan trọng là phải đi vào trọng tâm của vấn đề thay vì chỉ trích con bạn. Con bạn rõ ràng đang lo lắng, nhưng tại sao? Đó là điều bạn cần tìm hiểu.

“Con trai, bố thấy con không tìm thấy sữa và con đang tập trung làm bài. Bố biết con thương em và con không muốn phản ứng một cách tức giận. Bố hiểu con đang phải chịu rất nhiều áp lực, nhưng đối xử với em của mình như vậy không bao giờ là ổn. Có chuyện gì vậy con trai? Bố ở đây vì con. Hãy nói cho bố nghe con cảm thấy thế nào.”

Sau đó, đứa trẻ sẽ cởi mở hơn vì cảm thấy được lắng nghe và chấp nhận, ngay cả với những cảm xúc quá mức của mình. Một câu hỏi đơn giản “Con thấy thế nào?” có thể làm nên điều kỳ diệu.

Đứa trẻ đáp lại…

“Hôm nay bạn con ở trường đã phớt lờ con. Bạn ấy nói không muốn làm bạn của con nữa nhưng con không biết mình đã làm gì sai.”

Nếu bạn chỉ đơn giản bắt con về phòng vì con đã làm sai điều gì đó, thì bạn sẽ không thể đi sâu vào vấn đề. Đằng sau mỗi phản ứng thường là một nguyên nhân sâu xa hơn. Đôi khi, không phải vậy. Nhưng thông thường nhất là như vậy, ngay cả khi điều đó đơn giản như việc con bạn mệt hay đói.

Thật dễ dàng để bắt con cái về phòng. Thật khó để vượt qua suy nghĩ cảm tính và làm sáng tỏ những điều sâu xa. Nhưng một khi bạn làm điều này, con bạn sẽ cảm thấy an toàn để cởi mở và bạn sẽ được hưởng lợi từ kiểu giao tiếp này.

Sau đó, bạn có thể giúp con tìm ra cách phản ứng tốt hơn, trấn an con rằng bạn quan tâm, hướng dẫn con bạn làm hòa và giúp con giải quyết vấn đề ở trường với bạn bè. Tất cả chỉ vì bạn đã hỏi và quan tâm.

Làm điều này sẽ tạo tiền đề cho một mối quan hệ với con bạn trong nhiều năm tới cải thiện một cách tuyệt vời. Điều đó không dễ dàng, nhưng nếu bạn thực hiện công việc ngay từ đầu, con bạn sẽ được hưởng lợi từ sự hiểu biết mới về cách xử lý cơn tức giận của mình.

(theo Wordfromthebird)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: